Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.
Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. "
Câu 3: cảm nhận về đoạn thơ sau (Quê hương-Tế Hanh):
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trằng bao la thâu góp gió. "
Câu 4: Chỉ ra nét đặc sắc và nghệ thuật trong đoạn thơ (Quê hương-Tế Hanh):
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời , biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(mn giúp mình với nha, tại vì chưa học văn cảm thụ mà cô cho luôn bài tập nên không biết làm)
Câu 1:
Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ - cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt''
Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.
“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘
Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”
Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.
Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.
Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.
Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.
Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".
Câu 2:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…
Con hổ đã tiếc nhớ về thuở “hống hách” nơi “bóng cả cây già”. Đó là nỗi nhớ đau đáu về nơi rừng thẳm. Nhớ rừng là tiếc nhớ tự do, nhớ về “thời oanh liệt”, là nhớ về cái cao cả, chân thực, tự nhiên . Ở chốn nước non hùng vĩ ấy, con hổ đang ngự trị một sức mạnh giữa cuộc đời. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Những gì nó cần phải làm là khiến mọi vật đều phải nể sợ thuần phục. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấmthân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi
Vẻ đẹp thật sự của hổ là đây! Từng bước chân, từng tấm thân ,từng ánh mắt đã khơi gợi lên một vẻ vừa dũng mãnh uy nghi vừa nhẹ nhàng uyển chuyển. Trong từng hành động, loài mãnh thú kia đã cho mọi vật thấy được sức mạnh tuyệt đỉnh khiến cho tất cả phải “im hơi”. Cuộc sống tự do giữa chốn rừng thẳm mãi mãi là một điều rất cao quý.
Câu 3:
Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng. Những chiếc thuyên buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang".
"Hăng" nghĩa là hăng hái, hãng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt tnrờng giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". Trước đây, nhà thơ viết: "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang", nhưng sau này, tác giả thay chữ "mạnh mẽ" bằng chữ "vội vã". Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khán trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm.
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió".
Cánh buồm''giương'' lên cao to, được gió thổi căng phồng đê "bao la thâu góp gió". Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng". Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ "rướn" là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.
Câu 4:
Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:
"Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng".
Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành. Tình cảm tốt đẹp ấy, gần 20 năm sau lại được Huy Cận nói lên tha thiết ngọt ngào trong bài thơ "Đoàn thuỵền đánh cá":
"Ta hút bài ca gọi cú vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cánhư lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào".
Bốn câu thơ cuối đoạn nói về những chàng trai làng chài, những con thuyền của họ. Tác giả tả ít mà gợi nhiều. Hình ảnh hoán dụ "làn da ngâm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" ngợi ca những chàng trai làng chài khỏe mạnh, cường tráng, lao động dũng cảm, đã tôi luyện trong sóng gió đại dương. Từ làn da ngăm rám nắng đến thân hình của họ đều mang cái mặn mòi của biển khơi.
Và con thuyền được nhân hóa nằm ngủ im lìm sau một chuyến ra khơi vất vả và thắng lợi:
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dấn trong thớ vỏ".
Dân chài lưới và những con thuyền đã được tôi luyện trong sóng gió đại dương. Vần thơ của Tế Hanh thấm đượm ý vị triết lí: lao động sáng tạo, lao động là nguồn hạnh phúc vô giá.
Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ trung tâm, đoạn thơ hay nhất của bài "Quê hương". Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của Tế Hanh đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với bà con làng chài thân yêu của mình. Thể thơ tám chữ trong "Quê hương" mượt mà, tươi xanh, giàu âm điệu và nhạc điệu, vang xa thắm thiết ngọt ngào. Đó là tiếng lòng thương mến của đứa con li hương. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ về con thuyền, mái chèo, dân chài lưới,... đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tươi mới, đặc sắc của một hồn thơ trẻ trung, dào dạt xúc cảm "Quê hương" là sự khởi đầu cho cảm hứng quê hương đất nước của Tế Hanh, một tiếng thơ "dung dị đậm đà, đáng yêu", một hành trình thơ hơn nửa thế kỉ.
4)
Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.
Câu 1: Gợi ý:
I/Mở bài
– Việt Bắc là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu. Lời thơ như khúc hát ân tình tha thiết về Việt Bắc, quê hương của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
– Ở đó, bên cạnh cách những bức tranh hùng tráng, đậm chất sử thi về cuộc sống đời thường gần gũi, thân thiết được bao bọc bởi thiên nhiên vô cùng tươi đẹp:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
….
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
II/Thân bài:
* Nhận xét chung:
Đây là bức tranh được dệt bằng ngôn từ nghệ thuật toàn bích, có sự hoà quyện giữa cảnh và người, giữa cuộc đời thực với tấm lòng của nhà thơ cách mạng.
Mười câu thơ trên nằm trong trường đoạn gồm 62 câu thơ diễn tả tâm tình của người cán bộ sắp sửa rời Việt Bắc, nơi mình đã 15 năm gắn bó với bao tình cảm máu thịt.
1/Hai câu đầu:
Đoạn thơ mở đầu bằng một câu hỏi:
Ta về, mình có nhớ ta
Nhưng thực ra, hỏi chỉ để mà hỏi, hỏi để tạo thêm cái cớ để giải bày nỗi lòng của mình:
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Câu thơ có nhịp điệu êm ái nhờ những điệp từ tạo và các thanh bằng (6/8) như một lời ru, một câu hát không chỉ diễn tả tâm trạng tha thiết của nhân vật trữ tình. Đây còn là lời ngợi ca về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Trong ngôn ngữ Việt, hoa còn có ý nghĩa biểu trưng về thiên nhiên, về những gì tươi đẹp. Đặt hoa bên cạnh người là sự tôn vinh về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
Vả lại, hoa và người hoà quyện, gắn bó với nhau. Nói tới thiên nhiên không thể nói đến con người và ngược lại, những con người ấy đã ở trong một thiên nhiên đẹp, gần gũi.
2/ Tám câu thơ sau:
– Nhận xét:
Bốn câu thơ lục bát còn lại là một bức tranh liên hoàn về con người và thiên nhiên Việt Bắc. Nhiều người gọi đây là bộ tứ bình (xuân, hạ, thu, đông). Nhà thơ kế thừa nghệ thuật hội hoạ cổ truyền của dân tộc trong khi miêu tả thiên nhiên. Mỗi một câu thơ khắc hoạ một bức tranh cụ thể nhưng cũng có thể ghép lại thành một bộ liên hoàn:
– Bức tranh thứ nhất:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Câu thơ mở ra một không gian rộng lớn. Trên cái nền xanh bạt ngàn của rừng, nổi bật lên hình ảnh những bông hoa chuối đỏ tươi. Nghệ thuật điểm xuyết trong thơ cổ ( Cỏ non xanh rợn chân trời – cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Nguyễn Du ) tỏ ra rất hữu hiệu. Giữa bạt ngàn xanh của núi rừng Việt Bắc, màu đỏ của hoa chuối bỗng gợi lên sự ấm áp, có sức lan toả. Vì thế, thiên nhiên hùng vĩ ấy không xa lạ; trái lại, gần gũi, thân thiết với con người:
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Cũng là cách điểm xuyết những hình ảnh điểm nổi rõ hơn cảnh. Hơn nữa, cách điểm xuyết ấy rất độc đáo: càng chọn điểm nhỏ nhất thì sức gợi càng lớn hơn. Vì thế, câu thơ có sự nhấp nháy (nắng ánh) của hình ảnh và cảnh vật vốn tĩnh lặng, thậm chí tịch mịch, bỗng có sức sống, sự chuyển động.
Thơ ca là một nghê thuật của thời gian. Với những nghệ sĩ tài hoa đó, việc tạo dựng nên những lớp thời gian chồng lấp và không gian không bất động, bất biến mà ngang sức sống nhờ sự tái sinh của những lớp ngôn từ. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng là một câu thơ như thế.
– Bức tranh thứ hai
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Khác bức tranh thứ nhất, bức tranh thơ thứ hai mở đầu có sự định vị về thời gian (Ngày xuân). Nhưng tự thân thời gian ấy cũng đã mở ra không gian:
Ngày xuân mở nở trắng rừng
Cách điệp âm (mơ/nở; trắng/rừng) cùng với hình ảnh của hoa mơ (màu trắng) tạo ra một không gian vừa rộng lớn, vừa có sự rộn ràng, náo nức của thiên nhiên. Nếu ở bức tranh thơ thứ nhất, nghệ thuật miêu tả của tác giả ở điểm xuyết, tìm hình ảnh gợi, sắc màu sáng (hoa đỏ, nắng ánh) để diễn tả sự chuyển động của cảnh vật thì ở đây, nhà thơ lại hướng cái nhìn vào sự bao quát điệp trùng để tìm cái rạo rực (tiềm ẩn) của thiên nhiên.
Trên cái nền không gian rộng lớn và náo nức ấy, nhà thơ hướng mắt nhìn về một hoạt độnh có vẻ tỉ mỉ:
…Người đan nón chuốt từng sợi giang.
Nhiều người nói câu thơ ca ngợi “dáng điệu cần mẫn, cẩn trọng và tài hoa” trong “công việc thầm lặng” của người Việt Bắc (1). Có người nói “dưới ánh sáng của rừng mơ mùa xuân, hình ảnh co gái Việt Bắc hiện lên thanh mảnh, dịu dàng” (2). Câu thơ có hình ảnh ấy. Con người Việt Bắc trong hoài niệm của Tố Hữu là như thế. Nhưng đó là hình ảnh thực. Trong chuỗi hoài niệm của tác giả, hình ảnh kia chỉ là một điểm gợi nhớ. Câu thơ gợi lên cách cảm, cách nhìn của tác giả hơn là tả thực. Đó là hình ảnh đặc trưng của sinh hoạt đời thường ở Việt Bắc. Với nhiều người, nó có thể nhỏ nhặt, không đáng nhớ. Với một nhà thơ ân tình như Tố Hữu, đó lại là hình ảnh khắc ghi trong tâm khảm.
– Bức tranh thứ ba
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Câu thơ mở đầu bằng âm thanh ( ve kêu ), nhưng cũng là cách định vị bằng thời gian (mùa hè). Dòng thơ vừa có âm thanh rộn ràng, vừa có màu sắc đặc trưng của rừng Việt Bắc. Âm thanh và màu sắc ấy tạo nên cảnh tưng bừng của thiên nhiên. Nếu nói thiên nhiên cũng có đời sống riêng của nó thi đây quả thực là ngày hội của cảnh vật. Vì vậy, trong “ngày hội” ấy hình ảnh cô em gái hái măng một mình không lẻ loi mà góp phần tạo nên bức tranh thơ hoàn chỉnh:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Như đã nói, hoa và người Việt Bắc trong thơ Tố Hữu hoà quỵên, cùng tôn vinh lẫn nhau. Trong hoài niệm này, tác giả dùng bút lực của mình để ca ngợi, tôn vinh sự hài hoà đó. Và chính sự hài hoà đó đã tạo nên chất thơ. Vì thế, không nên suy diễn, giàu chất tượng trưng với những nét sinh hoạt, lao động của cuộc sống thực.
– Bức tranh thứ tư
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Câu thơ có kiểu mở đầu bằng sự định vị cả không gian lẫn thời gian (rừng thu). Đến đây, ta chú ý các kiểu định vị ở những câu thơ trên:
Rừng xanh => không gian
Ngày xuân => thời gian
Ve kêu => âm thanh ( thời gian )
Ứng với mỗi câu thơ và cách định vị trên là một mùa của thiên nhiên (mùa đông, mùa xuân, mùa hạ). Câu thơ này cũng là bức tranh về một mùa của thiên nhiên (mùa thu). Nhưng có lẽ vì đó là bức tranh cuối của bộ tứ bình và là tiếng hát cuối của một trường đoạn hoài niệm nên hình ảnh tất thảy đều trở nên tượng trưng, âm hưởng cũng bao quát hơn:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Rừng thu Việt Bắc trong thơ Tố Hữu mênh mông nhưng không lạnh lẽo. “Trăng rọi hoà bình” vừa mang ý nghĩa ánh trăng của cuộc đời ân tình ấy, lại vừa mang ý nghĩa cuộc sống có sự soi rọi ấm áp của niềm tin, tự do. Và, trong cuộc sống ấm áp ấy, có biết bao nhiêu nghĩa tình sâu nặng.
Thơ Tố Hữu là khúc hát của tự do, của ân tình cách mạng. Bản thân cuộc đời ân tình ấy, đối với nhà thơ, luôn là bài ca sâu nặng. Vì thế, nhà thơ không chỉ cảm, nghĩ về cuộc đời mà cất tiếng ca ngợi. Tiếng hát ân tình thuỷ chung trong bài thơ Việt Bắc là tiếng hát như thế.
– Đánh giá :
Bộ tứ bình bằng thơ về cảnh và người Việt Bắc được dệt dưới ánh sáng của hoài niệm da diết. Thông thường, nguời ta chỉ nhớ những gì mang ấn tượng nhất của quá khứ và thời gian càng lùi xa thì ấn tượng ấy càng trở nên tươi đẹp, huyền ảo hơn. Hàng loạt điệp từ nhớ ( 5 từ ) trong một khổ thơ như là sự nối dài của lòng hoài niệm không dứt.
III/ Kết bài
– Việt Bắc là bài thơ hay của Tố Hữu. Ở đó, nhà thơ thể hiện sự tài hoa của mình trên nhiều phương diện của nghệ thuật sáng tạo thi ca. Sự tài hoa ấy được dẫn dắt của một điệu tâm hồn đầy tình nghĩa của nhà thơ.
– Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc bởi kết tinh một nghệ thuật thơ ca vừa giàu tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại trong một điệu tâm hồn say đắm.