Cảm nhận về số phận người dân thuộc địa trong bài "Thuế máu" bằng 1 đoạn văn ngắn.
Từ bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành bằng 1 đoạn văn ngắn
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em trong đoạn thơ ( bài quê hương)
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận đoạn thơ trong bài nhớ rừng "Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc."
Làm được câu nào thì làm nha. Giúp mình với.
Thuế máu là chương mở đầu đầy máu và nước mắt trong Bản án chế độ thực dân Pháp. Dưới ngòi bút nhân đạo cao cả của Nguyễn Ái Quốc, hình ảnh và số phận của người dân thuộc địa được hiện lên thật bi thảm, gieo vào lòng người bao nỗi thương cảm xót xa. Chưa bao giờ mạng sống của người dân thuộc địa bị coi rẻ như vậy. Những cái chết đầy thảm thương của những người lính thuộc địa trên các chiến trường Châu Âu. Rồi những đứa con anh dũng đã đưa thân cho người ta tàn sát dã man... Có biết bao nhiêu dòng máu tươi đã đổ xuống sông, xuống biển? Chiến trah đã kết thúc mà thảm cảnh vẫn tiếp diễn. Cả một thế hệ dân tộc đều bị đầu độc bởi chính quyền cai trị thực dân Pháp. Thật quá tàn nhẫn và bất công! Ta thương thay, đồng cảm cho những số phận bất hạnh, bi thương, xót xa cho sự ra đi của những người đã đổ máu trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 3)
Nhiều bồi hồi nhớ thương. Điệp ngữ nhớ làm cho giọng thơ thiết tha, bồi hồi, sâu lắng. Xa quê nên tưởng nhớ khôn nguôi. Nhớ màu nước xanh của sông, biển làng chài. Nhwos các bạc, nhớ chiếc buồm vôi... Thấp thoáng trong hoài niệm là hình ảnh của con thuyền rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa quê nên mới thấy nhớ hương vị biển, hương vị làng chài thương yêu có cái mùi nồng mặn quá! Có thể thấy rằng những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt, khắc sâu mãi trong tâm trí nhà thơ để rồi cuối cùng làm sống dậy cảm xúc. Tình cảm thấm vào câu chữ, màu sắc, vần thơ. Tiếng thơ cũng là tiếng lòng trang trải của hồn quê vơi đầy thương nhớ. Cảm xúc đằm thắm mênh mang. Những câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối cới quê hương.
P/S: Rảnh rỗi thì làm tiếp cho.
Qúa khứ của con hổ hiện lên vô cùng huy hoàng và rực rỡ. Cảnh sống ấy mang một vẻ đẹp hùng tráng và dữ dội của một "chốn thảo hoa không tên không tuổi" với "bóng cả cây già" với "lá gai cỏ sắc", với "tiếng gió gàn ngàn, giọng nguồn hét núi". Qua sự miêu tả của Thế Lữ bằng điệp trùng ngôn từ đặc sắc, cảnh tượng thiên nhiên hiện lên với vẻ hoang vu, thâm u và ghê gớm tương xứng với vẻ oai phong và sự tự do tung hoành của hổ. Những bước chân đường hoàng sau tiếng gầm dữ dội thể hiện một sức mạnh của vị chúa tể. Câu thơ miêu tả hình ảnh con hổ bước đi thật giàu tính tượng hình và gợi cảm. Người đọc có thể hình dung ra những bước đi nhịp nhàng vừa khoan thai thư thái vừa toát lên vẻ uy nghi lẫm liệt như những làn sóng lượn được tạo ra bởi hiệu ứng của bộ lông vằn như những lớp sóng của con hổ giữa rừng xanh.