Ôn tập toán 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Công Khuê Ngô Dương

Câu 1: Tìm nguyên x và y biết: \(\frac{5}{x}+\frac{y}{4}\)=\(\frac{1}{8}\)

Câu 2: Tìm số nguyên x để A có giá trị là một số nguyên biết: A\(\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-3}\)(x\(\ge0\))

Câu 3: Tìm x biết 2.\(\left|5x-3\right|\)-2x=14

Câu 4: Cho tam giác ABC có các góc A,B,C tỉ lệ với 7;5;3.Các góc ngoài tương ứng tỉ lệ với các số nào?

Thử sức đi nha mọi người! Ai làm đc cả 4 câu trên thì đúng là siêu phàm!banhqua

Đinh Tuấn Việt
20 tháng 6 2016 lúc 9:37

Câu 3 :

- Xét x > \(\frac{3}{5}\) thì 2.|5x - 3| - 2x = 10x - 6 - 2x = 8x - 6 = 14

=> 8x = 20

=> x = 2,5

- Xét x < \(\frac{3}{5}\) thì 2.|5x - 3| - 2x = -10x + 6 - 2x = -12x + 6 = 14

=> -12x = 8

=> x = \(-\frac{2}{3}\)

Vậy x = 2,5 hoặc x = \(-\frac{2}{3}\)

Nguyễn Thị Anh
20 tháng 6 2016 lúc 9:41

câu 3:  |5x-3|=x+7 ( đk x\(\ge-7\))

<=> \(\left[\begin{array}{nghiempt}5x-3=x+7\\5x-3=-x-7\end{array}\right.\)<=> x=5/2 hoặc x=-2/3

câu 4: các góc tỉ lệ nên : \(\frac{A}{7}=\frac{B}{5}=\frac{C}{3}\)=> \(\frac{A+B+C}{7+5+3}\)=12

=> A=84=> góc ngoài A=96

B=60=> góc ngoài B=120

C=36 => góc ngoài =144

=> tỉ lệ các hóc ngoài: 4:5:6

Hoàng Phúc
20 tháng 6 2016 lúc 9:44

4) Theo bài ra ta có:

\(A:B:C=7:5:3=>\frac{A}{7}=\frac{B}{5}=\frac{C}{3}\)

Theo bài ra ta có:

\(\frac{A}{7}=\frac{B}{5}=\frac{C}{3}=\frac{A+B+C}{7+5+3}=\frac{180^0}{15}=12^0\) (tổng 3 góc...=1800)

=>góc A=120.7=840=>góc ngoài tại đỉnh A=1800-840=960

góc B=120.5=600=>góc ngoài tại đỉnh B=1800-600=1200

góc C=120.3=360=>góc ngoài tai đỉnh C=1800-360=1440

Vậy các góc ngoài tương ứng tỉ lệ với \(96:120:144=4:5:6\)

 

 

Đinh Tuấn Việt
20 tháng 6 2016 lúc 9:23

Câu 1 : Nhiều bạn hỏi rồi, bạn xem trong câu hỏi tương tự

Câu 2 

A = \(\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-3}=\frac{\sqrt{x}-3+4}{\sqrt{x}-3}=1+\frac{4}{\sqrt{x}-3}\)

A nguyên <=> \(\sqrt{x}-3\inƯ\left(4\right)=\left\{-4;-1;1;4\right\}\)

<=> \(\sqrt{x}=\left\{-1;2;4;7\right\}\)

Vì x là số nguyên ; \(\sqrt{x}\ge0\) nên \(x\in\left\{4;16;49\right\}\)

Nguyễn Thị Anh
20 tháng 6 2016 lúc 9:31

câu 1: \(\frac{5}{x}+\frac{y}{4}=\frac{1}{8}\)

=> \(\frac{5}{x}=\frac{1-2y}{8}\)

=> (1-2y)x=40

=>1-2y là Ưlẻ (40|): là \(\pm1,\pm5\)

giải từng TH: 

x=40 và y=0

x= -40 và y=-1

x=8 và y=-2

x=-8 và y=3

câu 2: A=\(1+\frac{4}{\sqrt{x}-3}\)

A nguyên khi \(\frac{4}{\sqrt{x}-3}\)nguyên=> \(\sqrt{x}-3\)=Ư(4)=(\(\pm1,\pm2,\pm4\))

Giải từng TH được x= (1,4,16,25,49)

Hoàng Phúc
20 tháng 6 2016 lúc 9:35

2) \(2.\left|5x-3\right|-2x=14\) (1)

Ta có: |5x-3|=5x-3 <=> 5x-3 > 0 <=> x > \(\frac{3}{5}\)

           |5x-3|=3-5x <=> 5x-3 < 0 <=>  x < \(\frac{3}{5}\)

Nếu x > \(\frac{3}{5}\) thì (1) <=> \(2.\left(5x-3\right)-2x=14=>10x-6-2x=14=>8x-6=14=>8x=20=>x=\frac{20}{8}=\frac{5}{2}\)

Nếu x \(< \frac{3}{5}\) thì (1) <=> \(2.\left(3-5x\right)-2x=14=>6-10x-2x=14=>6-12x=14=>12x=-8=>x=\)\(-\frac{8}{12}=-\frac{2}{3}\)

Vậy..........


Các câu hỏi tương tự
Công Khuê Ngô Dương
Xem chi tiết
Công Khuê Ngô Dương
Xem chi tiết
nguyễn hoàng lê thi
Xem chi tiết
Lê Huyền Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài An
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Phong
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Nhã Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hà Linh
Xem chi tiết
Thiên thần chính nghĩa
Xem chi tiết