Chương I- Cơ học

Bích Phượng

Câu 1. Thế nào là chuyển động cơ học? Thế nào là đứng yên, tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Cho VD

Câu 2. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động ko đều. Cho vd

Câu 3. Nêu công thức tính vận tốc, đơn vị, cách đổi đơn vị, ý nghĩa?

Câu 4. Thế nào là 2 lực cân bằng? Hai lực cân bằng tác dụng lên 1 vật thì vật có trạng thái như thế nào? Quán tính là gì? Cho vd

Câu 5. Có mấy loại lực mà sát? Chúng xuất hiện khi nào? Nêu cách làm tăng ma sát nếu có ích và cách làm giảm ma sát nếu có hại?

Câu 6. Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, nêu các cách làm tăng giảm áp suất, lấy VD trong thực tế minh họa.

Câu 7. Viết công thức tính áp suất chất lỏng, công thức máy nén

Câu 8. Lấy vd chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển

Câu 9. Nêu đặc điểm của lực đẩy Ac-si-mét? Có những cách nào để tính được lực đẩy Ac-si-mét

Câu 10. Nêu điều kiện nổi, chìm, lơ lửng của 1 vật khi nhúng trong chất lỏng

-Giúp mình với, gấp lắm

Cảm ơn trước nha !

Cỏ Bốn Lá
15 tháng 12 2019 lúc 16:35

Câu 1: Chuyển động cơ học là sự thay đôi vị trí của một vật theo thời gian so với vật mốc

— Một vật không thay đổi vị trí so với vật khác được gọi là đứng yên.

- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì môt vật có thể chuyển động với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. VD: Người lái xe chuyển động so với cây cối ven đường nhưng lại đứng yên so với chiếc xe người đó lái.

Câu 2:

- Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian. VD: Xe chạy đêu trên đường với chỉ số vận tốc không thay đổi.

- Chuyển động không đeu là chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian. VD: Xe lửa khi vào ga.

Câu 3:

CT: v= s/t.

Trong đóV

V: tốc độ(km/h hoặc m/s)

S : quãng đường ( km hoặc m)

T: thời gian (h hoặc s)

+ Đổi đơn vị:

- 1km/h = 1/3,6 m/s

- 1 m/s = 3,6 km/h

Câu 4:

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau nhưng ngược chiều, cùng phương tác dụng vào cùng một vật trên một đường thẳng.

- Hai lực cân bằng tác dụng lên 1 vật thì vật đang đứng sẽ cứ tiếp tục đứng yên, vật chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi.

- Quán tính là tính chất của một vật giữ nguyên chuyển động khi không có lực tác dụng và chỉ thay đổi dần chuyển động khi có lực tác dụng. VD: Khi bút tắc mực ta vẩy mạnh thì mực bị văng ra do có quán tính nên ta có thể viết được.

Câu 5:

- Có 3 loại lực ma sát:

+ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt hoặc lăn khi vật chịu tác dụng của lực khác.

- Tăng lực ma sát: Tăng độ nhám, sần sùi của bề mặt tiếp xúc.

Giảm lực ma sát: Làm cho bề mặt tiếp xúc trơn láng, cứng và thay ma sát trượt thành ma sát lăn.

Câu 6:

- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

- CT: p = F/S

- Tăng áp suất:

+ Tăng áp lực

+ Giảm diện tích tiếp xúc

- Giảm áp suất:

+ Giảm áp lực

+ Tăng diện tích tiếp xúc.

-Vd: Vỏ bánh xe có các rãnh khía để bánh xe bám vào mặt đường khó bị trượt .

Câu 7:

CT áp suất chất lỏng: p= d.h

CT máy nén:

F1/ S1 = F2/ S1

Câu 8:

VD: Nhờ có áp suất khí quyển mà ta có thể dùng ống hút để hút nước dễ dang.

Câu 9:

- Lực đẩy Ác si mét: 1 vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy theo phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.

- CT:FA = d .V

Câu 10:

Khi vật nhúng trong chất lỏng lực đẩy Ác si mét do chất lỏng tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
ngocanh nguyen
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Xuân Thành
Xem chi tiết
Hắc Phong
Xem chi tiết
Xuân Thành
Xem chi tiết
Nguyễn Xạ Điêu
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Huyền
Xem chi tiết
Bùi Lưu Bảo Hân
Xem chi tiết