Câu 1 : Phân tích vẻ đẹp của người lính trong bài thơ đồng chí (13 câu thơ cuối).
Câu 2 : Có ý kiến cho rằng: "Bài thơ đồng chí đã mở đường cho một khuynh hướng sáng tác mới ". Qua bài thơ đồng chí, em hãy làm rõ ý kiến trên.
Câu 3 : Phân tích yếu tố hiện thực và lãng mạn trong bài thơ đồng chí.
Câu 4: Bài thơ đồng chí đã sử dụng những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. Qua bài thơ đồn chí em hãy làm rõ nhận định trên.
Giúp em với ạ em cảm ơn trước !
Câu 3 :
Cảm hứng lãng mạn đòi hỏi trong thơ nội dung trữ tình dào dạt hướng tới là lí tưởng tương lai thì bài thơ Đồng Chí đã nói rất hay về tình cảm đồng chí. Nội dung trữ tình của bài thơ xoay quanh tình cảm này.Đồng chí – một tình cảm thiêng liêng, khi khái niệm đồng chí hình thành. Nhất là với những người lính nông dân lần đầu mặc quân phục gọi nhau là đồng chí thì càng thiêng liêng biết bao. Một người có thể thay thế cho gia đình, cha mẹ, vợ con đối với người khác. Hơn nữa họ bảo vệ nhau trước mũi súng kẻ thù, cùng nhau thực hiện lí tưởng cách mạng. Chính Hữu đã viết về tình cảm đồng chí với tất cả sự tự hào, hào hứng và đam mê. Dòng thơ đồng chí không chỉ là cái bản lề đóng mở giữa hai đoạn, tạo thành kết cấu hình bó mạ, mà là hai tiếng thiêng liêng thốt lên tự đáy lòng. Rõ rang, Chính Hữu đã đặt tình cảm ấy trong vị thế thiêng liêng. Phần hướng tới lí tưởng tương lai nằm trong việc cầm súng của họ. Họ lên đường để bảo vệ sự bình yên của giếng nước, gốc đa, vì một ngày mai tươi sáng. Ngay cả khi tác giả nói về cái gian khổ cũng là muốn ca ngợi những con người vượt qua gian khổ đó.Thơ lãng mạn của văn học cách mạng phải xây dựng được nhân vật lí tưởng hóa gắn với cảm hứng sử thi. Đồng chí cũng vậy. Nhân vật người lính được lí tưởng hóa trong tình cảm đồng chí mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, trên mọi khía cạnh đời sống vật chất, tinh thần. Trong tình cảm ấy, họ đẹp một cách lí tưởng. Nhân vật người lính cũng mang tính sử thi vì mang tính đại diện cao. Họ đại diện cho những người lính trên khắp mọi miền đất nước.
Hình ảnh lãng mạn bay bổng vượt lên trên hiện thực đầu súng trăng treo là một trong những hình ảnh thơ lãng mạn đẹp nhất thơ ca kháng chiến chống Pháp. Vừa thực vừa ảo. Câu thơ được xây dựng theo thủ pháp điện ảnh gợi nhiều liên tưởng. Một mảng gần, cận cảnh, một mảng xa, viễn cảnh với ý nghĩa biểu trưng, đa tầng chiến sĩ – thi sĩ, hiện thực – tương lai, chiến tranh – hòa bình, người lính – cuộc sống… Đó còn là niềm tin, là tinh thần lạc quan… Chính Hữu tâm sự rằng:
Câu thơ bốn chữ với nhịp 2/2 vừa cân đối hình ảnh, vừa là nhịp lắc của đồng hồ. Trong đêm vắng, người này nghe rõ tiếng con tim người kia đập thình thịch. Nhịp mảnh trăng lắc lư trên đầu súng cũng là nhịp chan chứa của hai người lính cảm nhận được nhau. Nhịp ánh trăng cũng chính là nhịp đập vĩnh cửu của tình đồng chí… Thật là chân thành và hết sức lãng mạn.
Từ những điều trên, có thể nói Đồng chí mang cảm hứng lãng mạn đậm nét. Song bên cạnh đó, ta cũng thấy những hình ảnh chân thực về cuộc sống gian khổ những năm đầu kháng chiến, hiện thực về người lính… Chất hiện thực của bài thơ là giá trị đậm nét, sâu sắc của nó.