Câu 1 : Ở cà chua , quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng . Khi cho lai giữa cây cà chua quả đỏ thuần chủng với cà chua quả vàng . a.Xác định kết quả thu được ở F1 và F2 ? b.Cho cà chua F1 lai với cây cà chua đỏ ỏ F2 thì thu được kết quả lai như thế nào ?
Câu 2: Ở ngô thân cao trội hoàn toàn so với ngô tân thấp . Khi cho 2 cây ngô giao pấn với nhau người ta thu được 455 cây thân cao và 152 cây thân thấp . Hãy xác định kiểu gen , kiểu hình của P và lập sơ đồ lai .
Câu 3; Tóc xoăn là tính trạng trội , khi bố tóc xoăn lấy mẹ tóc xoăn sinh ra đứa con tóc thẳng . Biện luận tìm kiểu gen của bố mẹ và viết sơ đồ lai .
Câu4: Trình bày cấu trúc và chức năng của NST ?
Câu5:So sánh sự giống và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân ? Giữa giảm phân I và giảm phân II?
Câu 6: Trình bày những diễn biết cơ bản của NST qua các kỳ của nguyên phân và giảm phân ?
Câu 7: Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính ? Trình bày cơ chế sinh con trai,con gái ở người ? Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1
Câu8:Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ?
Câu 9:Nêu cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ADN . Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào ?Vì sao ADN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù ? So sánh sự giống nhau giữa ADN và ARN : ADN và Prôtêin
Câu 10: Một phân tử ADN có chiều dài 0,51 micrômet , hiệu số giữa nuclêôtit loại A với nuclêôtit loại X là 300. Ở mạch đơn thứ nhất có A nhiều hơn T là 600 , ở mạch đơn thứ hai có G gấp đôi X. Hãy tính :
a.Số nuclêôtit của phân tử ADN ? b. Số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử? c. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của phân tử ? d.Số lượng từng loại nuclêotit của mỗi mạch đơn? e. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của mỗi mạch đơn ? Câu 11:So sánh giữa cấu tạo ADN và ARN ? So sánh giũa quá trình tự nhân đôi của ADN và quá trình tổng hợp ARN ? Câu 12 : Một đoạn mạch đơn của ADN có trình tự sắp xếp như sau : -A-G-X-T-G-A-X- a.Hãy viết đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch trên ? b.Viết trình tự các đơn phân của đoạn mạch mARN nếu chúng được tổng hợp từ mạch đơn bổ sung đó .
Câu 1
Quy ước:. A quả đỏ
a quả vàng
P:(t/c) AA ( quả đỏ) × aa ( quả vàng)
G: A. a
F1 Aa ( quả đỏ)
F1 × F1 Aa( quả đỏ) × Aa(quả đỏ)
G A,a. A,a
F2 1AA: 2Aa: aa
KH 3 quả đỏ: 1 quả vàng
Cho F1 lai vs cây quả đỏ xảy ra 2 trường hợp
Th1 Aa( quả đỏ) × Aa(quả đỏ)
F2 1AA: 2Aa: 1aa
KH : 3 quả đỏ: 1 quả vàng
Th2 Aa ( quả đỏ) × AA ( quả đỏ)
G .......
F2 1AA: 1Aa
KH 100% quả đỏ
Câu 2
Khi cho 2 cây ngô giao phấn với nhau thu được 455 cây thân cao: 152 cây thân thấp= 3 thân cao: 1 thân thấp
Suy ra thân cao là tính trạng trội
Quy ước A thân cao
a thân thấp
F1 thu được 3 thân cao: 1 thân thấp= 4 kiểu tổ hợp giao tử= 2× 2
Suy ra các cây ở P dị hợp 2 cặp gen giảm phân cho 2 loại giao tử
Suy ra P có KG : Aa( thân cao) × Aa( thân thấp )
G : A,a. A,a
F1 1AA: 2Aa : 1aa
KH 3 thân cao: 1 thân thấp
Cấu trúc của NST
NST có cấu trúc được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa: + chiều dài : 0,5 - 50 microme
+ Đường kính: 0,2- 2 micromet
+ Hình dạng: hình hạt, hình móc, hình chữ V , hình que...
Cấu trúc của NST
+ Ở kì giữa NST gồm 2 cromatit gắn nhau tại tâm động
+ Mỗi cromatit gồm 2 thành phần đó là ADN và protein loại histon . Đơn vị cấu trúc nên NST là Nuclêôxôm muỗi nuclêôxôm gồm 146 cặp nu và 8 phân tử protein loại histon, các Nuclêôxôm này được nối với nhau bởi các đoạn phân tử ADN và protein loại histon
* Chức năng
_ NST là cấu trúc mang gen, mỗi gen nằm ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc số lượng NST đều dẫn tới sự biến đổi về gen và làm thay đổi tính trạng di truyền
- NST mang gen có bản chất là ADN , có vai trò quyết định đối với sự di truyền. Chính sự tự nhân đôi của ADN đã giúp cho NST được nhân đôi thông qua đó các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể
Bạn Lịch Nguyễn đã trả lời đúng câu 1,2,4 rồi. Cô trả lời các câu còn lại nhé
Câu 3:
Qui ước A: xoăn >> a: thẳng
Bố tóc xoăn lấy mẹ tóc xoăn sinh ra đứa con tóc thẳng -> Kiểu gen của bố mẹ: Aa P: Aa x Aa GP: 1A : 1a x 1A : 1a F1: 1AA : 2Aa : 1aaCâu 5:
So sánh nguyên phân, giảm phân:
Giống nhau:
- Đều là quá trình phân bào có thoi nên NST phân chia trước, TB chất phân chia sau.
- Sự phân chia đều xảy ra với các kì giống nhau.
- Hoạt động của các bào quan là giống nhau.
- Sự biến đổi hình thái NST qua các kì tương tự nhau.
Khác nhau
Nguyên phân | Giảm phân |
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng. | Xảy ra ở tế bào sinh dục cái. |
Gồm 1 lần phân bào. | Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. |
Có sự phân li đồng đều của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào. | Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào. |
Từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con có bộ NST giống như tế bào mẹ (2n NST). | Từ một tế bào mẹ (2n NST) cho ra 4 tế bào con (n NST). |
- Đều trải qua 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Kì đầu có xuất hiện thoi phân bào.
- Kì giữa nhiễm sắc thể co xoắn cực đại và xếp thành hàng tại mặt phẳng xích đạo.
- Kì sau nhiễm sắc thể( giảm phân I ), nhiễm sắc tử ( giảm phân II ) đều phân li về 2 cực của tế bào.
- Kì sau nhiễm sắc thể kép( giảm phân I ) , nhiễm sắc thể ( giảm phân II ) dần dần dãn xoắn và màng nhân xuất hiện.
Khác nhau:
- Giảm phân I:
+ Kì đầu: các nhiễm sắc thể kép bắt đôi với nhau và có hiện tượng trao đổi chéo ( trao đổi các đoạn cromatit)
+ Kì giữa: nhiễm sắc thể tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo
+ Kì sau: di chuyển theo dây tơ về cực của tế bào
+ Kì cuối: màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện. Thoi phân bào tiêu biến. Quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng nhiễm sác thể kép giảm đi một nửa.
- Giảm phân II :
+ Kì giữa: nhiễm sắc thể tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo
+ Kì sau: nhiễm sắc thể bắt đầu duỗi xoắn
+ Kì cuối: nhiễm sắc thể tập trung ở 2 cực ở dạng sợi mảnh
Câu 6:
Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động. Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào. Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình gảm phân
Giảm phân I:
Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo. Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào. Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.
Giảm phân II:
Kì đầu II: NST co xoắn. Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào. Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.
Câu 7:
Điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường:
NST thường |
NST giới tính |
Tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giới. |
Có 1 cặp NST tương đồng: XX và 1 cặp NST không tương đồng: XY, khác nhau ở hai giới. |
Tồn tại với số lượng cặp nhiều trong tế bào. |
Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào |
Quy định tính trạng thường của tế bào và cơ thể. |
Quy định tính trạng liên quan tới giới tính. |
CƠ CHẾ SINH CON TRAI, CON GÁI:
Người con trai có NST giới tính XY, người con gái có NST giới tính XX
Khi giảm phân tạo giao tử, bố sẽ cho ra 2 tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y với tỉ lệ 1:1. Mẹ sẽ cho ra 1 trứng X
Khi thụ tinh, sự kết hợp giữa tinh trùng X với trứng X phát triển thành con gái, sự kết hợp giữa trứng X tinh trùng Y phát triển thành con trai
SƠ ĐỒ MINH HỌA :
Gọi A là NST thường
P Con trai * Con gái
44A+XY 44A+XX
Gp 22A+X; 22A+Y 22A+X
F1 KG: 44A+XX; 44A+XY
KH: 1 con trai: 1 con gái
TRONG CẤU TRÚC DÂN SỐ TỈ LỆ NAM NỮ XẤP XỈ 1:1 VÌ:
Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1. Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau có sức sống ngang nhau do đó tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1.
Câu 10:
N = (5100 : 3,4) . 2 = 3000 nu
A + X = 1500
A – X = 300
-> A = T = 900. G = X = 600
-> %A = %T = 30%, %G = %X = 20%
A1 – T1 = 600, A1 + T1 = A = 900
-> A1 = 750, T1 = 150
G2 = 2X2, G2 + X2 = X = 600
-> G2 = 400, X2 = 200
-> %T1 = %A2 = 10%
%A1 = %T2 = 50%
%G1 = %X2 = 13,3%
%X1 = %G2 = 26,7%