Bài 27: Điều chế khí oxi-Phản ứng phân hủy

Viper

Câu 1: Những hợp chất nào có thể được dùng làm nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ?

Câu 2: Hãy kể 1 số hợp chất mà trong thành phần cấu tạo có nguyên tố oxi ?

Câu 3: Trong các hợp chất trên, hợp chất nào có nhiều nguyên tử oxi ?

PTHH: 2KMnO4 -->K2MnO4+ MnO2 + O2
PTHH: 2KClO3 -->2KCl + 3O2

Câu 4: Trong các chất giàu oxi, chất nào kém bền và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao ?Vì vậy ta có thể thu oxi bằng 2 cách nào?

Câu 5:

- Tại sao khi đun nóng KMnO4 ta phải đặt miếng bông ở đầu ống nghiệm ?

- Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, tại sao phải đặt miệng bình hướng lên trên và đầu ống dẫn khí phải để ở sát đáy bình ?

- Theo em làm cách nào để biết được ta đã thu đầy khí oxi vào bình

-Khi thu oxi bằng cách đẩy nước ta phải chú ý điều gì ?

Câu 6: Phản ứng phân huỷ là phản ứng như thế nào ?

-Hãy cho ví dụ và giải thích ?

-Hãy so sánh phản ứng hóa hợp với phản ứng phân hủy và Tìm đặc điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại phản ứng trên ?

Giúp tớ với,vô cùng cảm ơn.

B.Thị Anh Thơ
20 tháng 2 2020 lúc 19:43

Câu 1:

Có thể là KMnO4 hoặc KClO3, ....

VD: \(2KMnO_4\rightarrow K_2MnO_4+MnO_2+O_2\)

\(2KClO_3\rightarrow2KCl+3O_2\)

Câu 2:

Có thể là các hợp chất sau: CaCO3; NaOH, H2SO4, ...

Câu 3:

Giả sử cùng có 1 mol KMnO4 và 1 mol KClO3

\(2KMnO_4\rightarrow K_2MnO_4+MnO_2+O_2\)

1___________________________0,5

\(2KClO_3\rightarrow2KCl+3O_2\)

1 _______________1,5

1mol KMnO4 thu được 0,5mol O2

1mol KClO3 thu được 1,5mol O2

Nên KClO3 thu được nhiều oxi hơn

Câu 4 :

Có thể có các chất sau như KMnO4 hoặc KClO3, ...

\(2KMnO_4\rightarrow K_2MnO_4+MnO_2+O_2\)

\(2KClO_3\rightarrow2KC;+3O_2\)

Có thể điều chế oxi bằng:

-Phương pháp nhiệt phân

-Phương pháp cho CaCO3 hoặc Na2CO3, .. tác dụng với HCl

\(CaCO_3+2HCl\rightarrow CaCl_2+H_2O+CO_2\)

Có thể thu oxi bằng phương pháp

-Đẩy không khí với miệng bình hướng lên

-Đẩy nước

Câu 5:

Khi đun nóng KMnO4 ta phải đặt miếng bông ở đầu ống nghiệm vì khi đun nóng sẽ làm hơi nước bốc lên nhưng lại có màu tím nên ta dùng bông để chặn màu tím thoát ra làm ta không xác định được hiện tương.

Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, tại sao phải đặt miệng bình hướng lên trên và đầu ống dẫn khí phải để ở sát đáy bình vì oxi nặng hơn không khí ( 32>29) để thẳng lên cho khi vào dễ hơn.

Câu 6:

Phản ứng phân hủy: Là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

VD: \(2KClO_3\rightarrow2KCl+3O_2\)

Còn phản ứng hóa hợp: Là phản ứng hóa học trong đó nhiều chất tác dụng với nhau tạo thành một chất mới

VD: \(CaO+CO_2\rightarrow CaCO_3\)

Phân biệt:

-Phản ứng phân hủy: bên trái dấu mũi tên chỉ có một chất

-Phản ứng hóa hợp: bên phải dấu mũi tên chỉ có một chất

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Kiêm Hùng
20 tháng 2 2020 lúc 19:54

Câu 1: Những hợp chất nào có thể được dùng làm nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ?

=> Các hợp chất giàu oxi được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

Câu 2: Hãy kể 1 số hợp chất mà trong thành phần cấu tạo có nguyên tố oxi ?

=> KMnO4 và KClO3,....

Câu 3: Trong các hợp chất trên, hợp chất nào có nhiều nguyên tử oxi ?

( k biết cái đề có 2 cái PTHH k, chứ nó hỏi hợp chất thì KMnO4 có 4 nguyên tử oxi, KClO3 có 3 nguyên tử oxi. Nên KMnO4 có nhiều nguyên tử oxi hơn)

Giả sử đặt số mol của 2 hợp chất trên là a ( số mol 2 hợp chất bằng nhau)

\(PTHH:2KMnO_4\underrightarrow{t^o}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\)

(mol)_______a___________________________0,5a_

\(PTHH:2KClO_3\underrightarrow{t^o}2KCl+3O_2\)

(mol)_______a______________1,5a_

Vậy ta thấy cùng một lượng mol pứ, nhưng KClO3 cho nhiều oxi hơn

Câu 4: Trong các chất giàu oxi, chất nào kém bền và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao ?Vì vậy ta có thể thu oxi bằng 2 cách nào?

=> Là KMnO4 và KClO3, do đó ta có thể thu bằng cách đẩy nước hoặc đẩy KK

Câu 5:

- Tại sao khi đun nóng KMnO4 ta phải đặt miếng bông ở đầu ống nghiệm ?

=> Để tránh trường hợp các hóa chất lẫn vào ống nghiệm dẫn khí, nên thu khí O2 không tinh khiết

- Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, tại sao phải đặt miệng bình hướng lên trên và đầu ống dẫn khí phải để ở sát đáy bình ?

=> Vì Oxi nặng hơn KK ( tự tính nha :) và để thu lượng oxi nhiều nhất mà đẩy hết KK trong bình ra

- Theo em làm cách nào để biết được ta đã thu đầy khí oxi vào bình

=> Nếu thu bằng cách:

+ Đẩy KK: Đưa que đóm ở trên miệng của bình

+ Đẩy nước: Quan sát bằng mắt thường lượng nước bị đẩy ra

-Khi thu oxi bằng cách đẩy nước ta phải chú ý điều gì ?

=> Đặt ống nghiệm hướng xuống

Câu 6: Phản ứng phân huỷ là phản ứng như thế nào ?

-Hãy cho ví dụ và giải thích ?

-Hãy so sánh phản ứng hóa hợp với phản ứng phân hủy và Tìm đặc điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại phản ứng trên ?

( Câu 6 mạng có đấy :)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hứa Thị Tuyết Lan
Xem chi tiết
Trịnh Trọng Khánh
Xem chi tiết
Yến Hà
Xem chi tiết
Ánh Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Hanh Nguyen
Xem chi tiết
Tuyetlan Luu
Xem chi tiết
Bao Khanh Dinh
Xem chi tiết
Mèo Dương
Xem chi tiết