Câu 1 : Ý nghĩa của bài Sự Tích Hồ Gươm là:
- Truyện Sự Tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và ca ngợi chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo vào đầu thế kỉ XV. Truyện giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm và đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
Câu 2 : Ý nghĩa hình tượng thanh gươm:
+ Thanh gươm trước hết là vũ khí. Đất nước có giặc ngoại xâm, thanh gươm được trao vào tay của nghĩa quân. Thanh gươm là biểu tượng cho sức mạnh của lẽ phải, của chính nghĩa. Nghĩa quân nhận lấy thanh gươm cũng là nhận lấy trách nhiệm nặng nề nhưng mà vinh quang do tổ tiên, đất nước và dân tộc giao phó.
+ Thanh gươm là biểu tượng cho sự đoàn kết, sự đồng tâm nhất trí của cả dân tộc trong sự nghiệp cứu nước.
Câu 3:
- Có tất cả ba loại truyện cổ tích:
+ Truyện cổ tích thần kì.
+ Truyện cổ tích sinh hoạt
+ Truyện cổ tích về loài vật
Câu 4 : Ý nghĩa bài Thạch Sanh là:
- Thach Sanh là loại truyện cổ tích kể về nhân vật có tài lạ, kể về một người dũng sĩ diệt đại bàng, chằn tinh để cứu người bị hại và vạch mặt những kẻ xấu xa, vong ơn bội ngĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện niềm tin và ước mơ về đạo đức, công lý xã hội, lý tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta. Truyện còn khuyên chúng ta một lối sống văn minh, tử tế. Vì vậy mà người ta vẫn có câu:
" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ đem dây mà trồng"
Câu 5 : Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng là :
+ Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu về người anh hùng đánh giặc cứu nước.
+ Gióng mang trong mình sức mạnh của nhân dân, được sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng. Gióng ra trận với sức mạnh phi thường. Sức mạnh của Gióng cũng chính là sức mạnh của toàn thể dân tộc. Dùng vũ khí hiện đại và thô sơ để diệt giặc.
+ Từ truyền thống đánh giặc và thắng giặc, nhân dân ta đã thần thánh hóa những người anh hùng thành nhân vật Thánh Gióng, tượng trưng cho lòng yêu nước, cho sức mạnh quật khởi của đất nước, nhân dân và của dân tộc ta.
Ý nghia của truyện Sự tích Hồ Gươm:
Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm) Dân gian muốn giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn. Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân. Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.Câu 3:
Cổ tích được chia thành ba loại: – Cổ tích thần kì – Cổ tích thế sự (sinh hoạt) – Cổ tích lịch sử Câu 4:– Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện cổ tích.
– Khẳng định chân lý “ở hiền gặp lành”, thể hiện niềm tin và mong muốn của người xưa về một xã hội công bằng.
– Những kẻ tham lam, ích kỉ, lợi dụng người khác chắc chắn sẽ gánh chịu hậu quả.
Câu 5:
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại. Gióng mang nhiều nguồn sức mạnh: Thần linh (vết chân) Cộng đồng (nuôi cơm) Vũ khí bằng sắt (thành tựu kỹ thuật) Thiên nhiên, đất nước (tre làng) Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì dị.câu 1:giải thích tên gọi hồ gươm (hồ hoàn kiếm)
-ca ngợi cuộc khởi nghĩa chính nghĩa chống giặc minh do lê lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết khát vọng hòa bình của dân tộc ta
câu 2:
câu 3:cổ tích chia thành ba loại
cổ tích thần kì
cổ tích sinh hoạt
cổ tích lịch sử
câu 4:thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa lương thiện
câu 5:gióng được sinh ra từ nhân dân được nhân dân nuôi dưỡng.gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân.sức mạnh của gióng ko chỉ tượng trưng cho sức mạnh nhân dân, đó là sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên bằng vũ khí thô sơ và hiện đại
@ Lê Thị Trang copy mạng đóa
Link :
+https://tech12h.com/de-bai/y-nghia-cua-truyen-su-tich-ho-guom.html
+https://tech12h.com/de-bai/hay-neu-y-nghia-cua-hinh-tuong-thanh-giong.html