Câu 1:
- Cấu tạo của sứa: Sứa có hình dù, miệng ở dưới, cơ thể đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể có 2 lớp là lớp ngoài và lớp trong.
- Cấu tạo san hô: San hô sống bám, cơ thể hình trụ, tập đoàn san hô có ruột thông với nhau.
Câu 2:
* Cấu tạo:
- Ngoài:
+ Cơ thể dài, gồm nhiều đốt.
+ Phần đầu có miệng, thành cơ phát triển và đai sinh dục chiếm 3 đốt. Hậu môn ở phía đuôi.
- Trong:
+ Hệ tiêu hóa: Lỗ miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt, ruột.
+ Hệ tuần hoàn và hệ thần kinh: Mạch lưng, mạch bụng, mạch vòng vùng hầu, hạch não, vòng hầu, chuỗi thần kinh bụng.
* Sinh sản: Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi. Trứng được thụ tinh phát triển trong kén thể thành giun non.
Câu 3:
- Đại diện: Châu chấu, mọt hại gỗ, bọ ngựa bắt mồi, chuồn chuồn, ve sầu, bướm cái, ong mật, muỗi và ruồi.
- Phòng chống:
+ Trồng rau trong nhà kính giúp hạn chế sâu bọ và không gây ô nhiễm môi trường.
+ Bắt sâu.
+ Bảo vệ sâu bọ có ích.
+ Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.
+ Dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.
Câu 1: - Cấu tạo của sứa :
+ Có dạng hình dù
+ Có phần keo dày
+ Bắt mồi và tự vễ nhờ tế bào gai
+ Di chuyển bằng cách co bóp dù ( bơi lội)
- Cấu tạo của san hô:
+ Hình trụ, sống bám
+ Có nhiều màu sắc sặc sở
+ Có khuy xương đá vôi và sống thành tập đoàn
+ Là động vật ăn thịt và có tế bào gai để tự vệ
Câu 2: Cấu tạo của giun đất
- Cơ thể dài thuôn 2 đầu
- Cơ thể phân đốt mỗi đốt có vòng tơ ( chi bên)
- Phần đầu có
+ Miệng
+ Đai sinh dục ( chiếm 3 đốt), có lỗ sinh dục đực và sinh dục cái
+ Da trơn, có chất nhầy
+Phía dưới có lỗ hậu môn
Sinh sản:
- Lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi bằng cách chập đầu vào nhau trao đổi tinh dịch.
- Sau 2-3 ngày ghép đôi, đai sinh dục bong ra tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi.
- Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt 2 đầu ại thành kén
- Trứng được thụ tinh phát triền trong kén để thành giun non sau vài tuần
Câu 3: *Các đại diện của sâu bọ:
-Bọ ngựa, chuồn chuồn, ong, kiến, mối, bướm, dế, đom đóm, cào cào, tằm ,mọt, ruồi ,muỗi, bọ hung, cánh cam, bọ rầy ,gián, ve sầu, bọ vẽ, chấy, rận, ............
*Biện pháp phòng chống
- Dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng
- Nuôi ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân
- Trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.