Bài 30. Ôn tập Động vật không xương sống

Vũ Hải Đường

1, Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi vs đời sống trg đất. Lợi ích của giun đất đ/vs trồng trọt

2, Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùg ngành vs ốc sên bơi chậm?

3, Vì sao các ĐV chân khớp lớn lên qua quá trình lột xác?

4, Ở địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường

Linn
12 tháng 12 2017 lúc 12:24

1.Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất được thể hiện: cơ thể dài, gồm nhiều đốt. ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

- Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dề tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ mồi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đấy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.

Bình luận (0)
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
12 tháng 12 2017 lúc 12:27

Câu 1:

Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất được thể hiện: cơ thể dài, gồm nhiều đốt. ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

Lợi ích của giun đất đối với việc trồng trọt:
- Làm tơi xốp đất tạo diều kiện cho không khí thấm vào đất.
- Làm tăng độ màu mỡ của đất do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra.

Bình luận (2)
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
12 tháng 12 2017 lúc 12:27

Câu 2:

Lí do xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp là vìmực và sên đều có đặc điểm chung của ngành Thân mềm là:

-Thân mềm, không phân đốt

-Có vỏ đá vôi

-Có khoang áo

-Có hệ tiêu hóa phân hóa

-Cơ quan di chuyển thường đơn giản

Bình luận (0)
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
12 tháng 12 2017 lúc 12:27

Câu 3:

Vì cơ thể của động vật ngành chân khớp có lớp vỏ ki tin rắn chắc, có tính co dãn và đàn hồi kém vì vậy nếu muốn lớn lên thì phải lột lớp vỏ cũ đi để tránh gây tổn thương cho cơ thể.

Bình luận (0)
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
12 tháng 12 2017 lúc 12:27

Câu 4:

Biện pháp cơ học - lý học: phá bỏ những ổ côn trùng truyền bệnh, thay đổi môi trường làm mất nơi trú ẩn hoặc nơi sinh đẻ của chúng. Đối với côn trùng truyền bệnh trưởng thành có thể bắt, đập, bẫy, quạt, hun khói, xua đuổi cách ly không cho tiếp xúc với người... Biện pháp này đơn giản dễ làm, nhưng muốn đạt hiệu quả cao mọi người đều phải tham gia, tốn nhiều công sức. Biện pháp sinh học: sử dụng kẻ thù tự nhiên của côn trùng truyền bệnh để diệt chúng, hoặc làm giảm mật độ côn trùng truyền bệnh gây hại. Ví dụ dùng cá ăn bọ gậy.... Hoặc dùng phương pháp tiệt sinh: sử dụng những kỹ thuật làm giảm sức sinh sản của côn trùng truyền bệnh hay làm biến đổi cấu trúc di truyền của côn trùng truyền bệnh. Phương pháp này có thể diệt được côn trùng truyền bệnh mà không gây độc cho người và môi trường.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Vương Đức Nguyên
Xem chi tiết
Love you
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Ngọc Thanh
Xem chi tiết
Văn Duy Thường
Xem chi tiết
Nguyễn Bình Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Kỳ
Xem chi tiết
Vương Đức Nguyên
Xem chi tiết
Trần Thị Hiền
Xem chi tiết
Khánh chi
Xem chi tiết