Đề kiểm tra 1 tiết - Đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thanh Bình

Câu 1: Nêu các hình thức dị dưỡng của trùng roi.

Câu 2: Cho biết môi trường sóng của trùng sốt rét.

Câu 3: So sánh thủy tức và hải quỳ.

Câu 4: Nhờ đâu giun đũa sống được trong ruột người.

Câu 5: Nêu câu tạo của giun đũa.

Câu 6: Kể tên đại diện của ngành giun dẹp, giun tròn, giun đốt.

Câu 7: So sánh động vật và thực vật.

Câu 8: Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang.

Câu 9: Nêu tác hại của ngành ruột khoang.

Câu 10: Nêu tác hại của giun sán kí sinh. Biện pháp phòng tránh. Vì sao Việt Nam có tỉ lệ người mắc bệnh mắc bệnh giun đũa cao. Biện pháp phòng tránh.

Trần Việt Trinh
17 tháng 10 2019 lúc 21:02

1

Ở nơi có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng như thực vật (tự dưỡng). Nếu cho chúng vào chỗ tối lâu ngày chúng sẽ mất dần màu xanh. Chúng vẫn sống được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ có sẵn hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (dị dưỡng).

2

chúng ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật để tồn tại và phát triển

3

Đặc điểm Thủy tức Hải quỳ
Hình dáng Trụ nhỏ Trụ to,ngắn
Vị trí tua miệng Ở trên Ở trên
Tầng keo mỏng Dày,rải rác có gai xương
Khoang miệng Rộng Xuất hiện vách ngăn
Di chuyển Kiểu sâu đo,lộn đầu
Lối sống Cá thể Tập chung một số cá thể

4

- Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người

5 Cấu tạo ngoài

Cơ thể giun đũa có kích thước bằng chiếc đũa (khoảng 25cm). Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.

Cấu tạo trong

Cơ thể giun đũa hình ống. Thành cơ thể có lớp biểu bì & lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có: ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn; các tuyến sinh dục dài & cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.

6

Một số đại diện của ngành giun dẹp là: sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây...

Ngành giun tròn: Giun đũa, giun kim, giun móc, giun rê lúa, giun chỉ.

Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...

7

*Giống:đều có cấu tạo từ tế bào,đều lớn lên và sinh sản.

*Khác:

Động vật Thực vật

-Tế bào không có thành xenlulozo

-Dị dưỡng

-Có khả năng di chuyển

-Có hệ thần kinh và giác quan

-Tế bào có thành xenlulozo

-Tự dưỡng

-Không di chuyển

-Không có hệ thần kinh và giác quan

8

Đặc điểm chung: - Cơ thể đối xứng tỏa tròn - Ruột dạng túi - Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai - Sống dị dưỡng - Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo 9

Tác hại

+ Một số loài sứa gây ngứa và độc: sứa lửa

+ Cản trở giao thông đường biển: đảo san hô ngầm

10

hút chất dinh dưỡng của mình nhá, lắm khi chúng còn bò lên cuống mật gây tắc ống mật, khi vui chúng quấn xà nùi gây tắc ruột, còn ấu trùng của nó khi xâm nhập vào cơ thể có thể chu du nhiều nơi bám vào vô số chổ gây những bệnh ở tim, phổi, gan mật ... tùm lum thứ. Muồn tiêu diệt chúng thì ta nên uống thuốc tẩy giun sán. Còn muốn đề phòng ta phải thực hiện vệ sinh sạch sẽ nhất là sau khi đi tiêu, không ăn cá, thịt tái, rau ăn sống cần rữa kĩ bằng thuốc tím hay nước muối loãng ....Và cũng nên uống thuốc tẩy giun định kì 6 tháng/ lần

.

Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi. Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân tươi tưới rau. ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...).

Nguyễn Huyền Trâm
17 tháng 10 2019 lúc 21:23

Câu 1: Nêu các hình thức dị dưỡng của trùng roi.

=> Hình thức dinh dưỡng: vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng.

Câu 2: Cho biết môi trường sóng của trùng sốt rét.

=> Sống kí sinh trong máu người , trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen

Câu 3: So sánh thủy tức và hải quỳ.

Đặc điểm Thuỷ tức Hải quỳ
Hình dáng Hình trụ dài Hình trụ
Vị trí tua miệng Ở trên Ở trên
Tầng keo Mỏng Không có
Khoang miệng Ở trên Ở trên
Di chuyển Kiểu sâu đo , kiểu lộn đầu , bằng tua miệng Bằng tua miệng
Lối sống Độc lập Sống bám cố định

Câu 4: Nhờ đâu giun đũa sống được trong ruột người.

=> Vì cơ thể của giun đũa có lớp cuticun bao bọc ngoài cơ thể của nó luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp, giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.

Câu 5: Nêu câu tạo của giun đũa.

=> Cấu tạo

-Cấu tạo ngoài:Cơ thể giun đũa dài bằng chiếc đũa. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn có tác dụng như bộ áo giáp, giúp giun đũa trong bị tiêu hóa bởi các dịch tiêu hóa có trong ruột non.

-Cấu tạo trong:

+Bên ngoài thành cơ thể là lớp biểu bì và lớp cơ dọc

+Bên trong là khoang cơ thể, trong khoang có ổng tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở lỗ hậu môn

Câu 6: Kể tên đại diện của ngành giun dẹp, giun tròn, giun đốt.

=> Một số đại diện của ngành giun dẹp là: sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây...

Một số đại diện của ngành giun tròn là : giun đũa , giun móc , giun kim ,...

Một số đại diện của ngành giun đốt là : giun đất , giun đỏ , đỉa , ....

Câu 7: So sánh động vật và thực vật.

*Giống:đều có cấu tạo từ tế bào,đều lớn lên và sinh sản.

*Khác:

Động vật Thực vật

-Tế bào không có thành xenlulozo

-Dị dưỡng

-Có khả năng di chuyển

-Có hệ thần kinh và giác quan

-Tế bào có thành xenlulozo

-Tự dưỡng

-Không di chuyển

-Không có hệ thần kinh và giác quan

Nguyễn Huyền Trâm
17 tháng 10 2019 lúc 21:26

Câu 8: Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang.

=> - Cơ thề có đối xứng tỏa tròn;

- Thành cơ thê đều có 2 lớp tế bào: lớp ngoài, lớp trong, giữa 2 lớp này là tầng keo;
- Đều có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi, miệng vừa là nơi thu nhận ăn vừa là nơi thải chất cặn bã.

Câu 9: Nêu tác hại của ngành ruột khoang.

=> Tác hại:

- Một số loài gầy ngứa, có độc tính cao.

- Cản trở giao thông biển.