Câu 1 : Một người đi xe đạp từ A đến B với vân tốc V1 =12 km/h.
Nếu người đó tăng vận tốc lên 3 km/h thì sẽ đến nơi sớm hơn 1 h.
a.Tính quãng đương và thời gian dự định đi từ A đến B
b.Ban đàu người đó đi với vận tốc V1 = 12km/h được một quãng đường S1 thì xe bị hư phải sữa chữa mất 15 phút. Do đó quãng đường còn lại người ấy đi với vận tốc V2 = 15 km/h thì đến nơi vẫn sớm hơn dự định 30 phút.Tìm Quãng đương S1.
Câu 1: Giải :
a.Sau khi tăng tốc thêm 3 km/h thì đến nơi sớm hơn dự kiến là 1h ,mà S là như nhau nên theo bài ra ta có:
V1.t = (V1 +3 ).(t -1).
12.t = (12+3 ).(t -1).
12.t = 15.t -15.
15 = 15.t – 12.t.
5 = t.
b. Gọi t’1 là thời gian đi quãng đường \(\frac{s_1}{t'_1}=\frac{S_1}{V_1}\)
Thời gian sửa xe : t = 15 phút = 1/4 h.
Thời gian đi quãng đường còn lại : t’2 = \(\frac{S_1-S_2}{V_2}\)
Theo bài ra ta có : t1 – (t’1 + 1/4 + t’2) = 30 ph = 1/2 h.
T1 – S1/V1 – 1/4 - (S - S1)/V2 = 1/2. (1).
S/V1 – S/V1 – S1.(1/V1- 1/V2) = 1/2 +1/4 = 3/4 (2).
Từ (1) và (2) suy ra: S1.(1/V1 – 1/V2) = 1- 3/4 = 1/4.
Hay S1 = \(\frac{1}{4}.\frac{V_1-V_2}{V_2-V_1}\)\(=\frac{1}{4}.\frac{12.15}{15-12}=15\left(km\right)\)
Mình có cách khác có thể dễ hiểu hơn ^!^.
a) Gọi t1 là thời gian dự định, t2 là thời gian đến sớm hơn 1h
Ta có: t1 -t2 = 1
=> \(\dfrac{s}{v_1}\)-\(\dfrac{s}{v_2}\) =1
=> \(s\left(\dfrac{1}{v_1}-\dfrac{1}{v_2}\right)\)=1
=> \(s\left(\dfrac{1}{12}-\dfrac{1}{15}\right)\)=1
=> \(s.\dfrac{1}{60}\)=1
=> s=60 (km)
Thời gian dự định: t1 = \(\dfrac{s}{v_1}\)=\(\dfrac{60}{12}\)=5 (giờ)
b) Gọi t1' là thời gian đi hết quãng đường s1 ,ta có: t1'=\(\dfrac{s_1}{v_1}\)
Gọi t là thời gian sửa, ta có: t=\(\dfrac{1}{4}\) giờ
Sau khi đi được 1 quãng s1 thì quãng đường còn lại là : s-s1, mà quãng đường còn lại xe đi với vận tốc v2
=> Thời gian xe đi hết quãng đường còn lại là t2'=\(\dfrac{s-s_1}{v_2}\)=\(\dfrac{s}{v_2}\)-\(\dfrac{s_1}{v_2}\)
Thời gian gian để xe đi hết quãng đường là: t1'+t+t2', mà thời gian này sớm hơn dự định t1 là 30 phút
=> t1-(t1'+t+t2')= 30 phút =\(\dfrac{1}{2}\)(giờ)
=>\(\dfrac{s}{v_1}\) - \(\dfrac{s_1}{v_1}\) - \(\dfrac{1}{4}\) - \(\dfrac{s}{v_2}\) + \(\dfrac{s_1}{v_2}\) = \(\dfrac{1}{2}\)
=> \(\dfrac{s}{v_1}\) -\(\dfrac{s_1}{v_1}\) - \(\dfrac{s}{v_2}\) + \(\dfrac{s_1}{v_2}\) = \(\dfrac{1}{2}\) + \(\dfrac{1}{4}\)
=>(\(\dfrac{s}{v_1}\) - \(\dfrac{s}{v_2}\) ) - \(\dfrac{s_1}{v_1}\) + \(\dfrac{s_1}{v_2}\)=\(\dfrac{3}{4}\), mà \(\dfrac{s}{v_1}\)=t1 và \(\dfrac{s}{v_2}\)=t2
=>(t1 - t2 ) - \(s_1\left(\dfrac{1}{v_1}-\dfrac{1}{v_2}\right)\)=\(\dfrac{3}{4}\) (1)
Ta đã có t1 - t2 = 1 và \(\dfrac{1}{v_1}\) - \(\dfrac{1}{v_2}\)= \(\dfrac{1}{60}\) (2)
Thay (2) vào (1), ta có: 1 - \(\dfrac{1}{60}s_1\) = \(\dfrac{3}{4}\)
=>\(\dfrac{1}{60}s_1\) =1 - \(\dfrac{3}{4}\) = \(\dfrac{1}{4}\)
=>s1 = 15 (km)