1. D
2.
Nước ta có tỉ lệ mắc bệnh giun sán cao vì: Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho mầm bệnh giun sán phát triển quanh năm. Đa số bệnh giun sán ở người có nguồn gốc từ thú nuôi và thú hoang dã. Mặt khác do nhiều yếu tố nguy cơ: đời sống kinh tế xã hội, tập quán canh tác, tập quán vệ sinh, dân trí, trình độ giáo dục, vệ sinh môi trường... nên bệnh giun sán là một trong những bệnh phổ biến nhất ở nước ta.
Biện pháp phòng chống giun sán cho người:
+ Phát triển kinh tế xã hội, vì bệnh giun sán là bệnh phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường (phân, nước, rác...).
+ Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng, cho mọi người về phòng chống giun sán làm thay đổi hành vi có hại.
+ Tăng cường vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, đảm bảo an toàn thực phẩm, nước uống.
+ Điều trị hàng loạt cho đối tượng có nguy cơ cao hoặc điều trị mở rộng.
+ Huy động cộng đồng, thuyết phục mọi người tự giác và thường xuyên tham gia phòng chống giun sán.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và tăng cường trang thiết bị để phát hiện sớm những trường hợp giun sán nội tạng.
+ Nghiên cứu phác đồ điều trị đơn giản, điều trị hàng loạt tại cộng đồng, tại gia đình. Nghiên cứu điều trị các thể bệnh khó.