Câu 1: Có mấy dạng quỹ đạo chuyển động? Cho ví dụ.
Câu 2: Nêu ý nghĩa về độ lớn vận tốc. Viết công thức tính độ lớn vận tốc.
Câu 3: Một bánh xe ô tô có bán kính 30 cm. Khi chạy với vận tốc 60km/h thì số vòng quay của mỗi bánh xe trong 1h là bao nhiêu? Biết π = 3,14.
Câu 4: Một người đi từ nhà ra tỉnh. Lúc đầu người đó phải đi bộ một đoạn đường dài 15km, sau đó đi xe đò hết 2h30' thì tới nơi. Tính vận tốc của xe đò, biết quãng đường người đó đi từ nhà tới tỉnh dài 105 km.
Câu 5: Một xe chuyển động từ A về B với vận tốc 40km/h và xe quay lại A với vận tốc v\(_2\). Vận tốc tb của xe trên cả lộ trình là 48km/h. Tính v\(_2\)
Câu 1: Có 2 dạng quỹ đạo chuyển động:
- Chuyển động thẳng. Vd: Chuyển động của tàu lửa khi đi trên đường ray
- Chuyển động cong. Vd: Chuyển động của trái bóng khi ném theo phương nằm ngang
Câu 2:
- Độ lớn vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
- Công thức: \(v=\frac{s}{t}\)
Câu 3:
Quãng đường bánh xe đi được trong 1h:
\(v=\frac{s}{t}\Rightarrow s=v.t=60.1=60\) (km) = 60000 (m)
Đổi 30cm = 0,3m
Chu vi bánh xe:
\(C_{\left(o\right)}=R.2.\Pi=0,3.2.3,14=1,884\) (m)
Số vòng quay:
\(N=\frac{s}{C_{\left(o\right)}}=\frac{60000}{1,884}\approx31847\) (vòng)
Vậy trong 1h bánh xe quay được 31847 vòng
Câu 4:
Đổi 2h30' = 2,5h
Quãng đường người đó đi xe đò:
\(s_2=s-s_1=105-15=90\) (km)
Vận tốc của xe đò:
\(v_2=\frac{s_2}{t_2}=\frac{90}{2,5}=36\) (km/h)
Câu 5:
Gọi quãng đường từ A đến B và từ B về A là S
Ta có: \(v=\frac{s}{t}=\frac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\frac{2S}{\frac{s}{v_1}+\frac{s}{v_2}}\Leftrightarrow\frac{2S.v_1.v_2}{S.v_2+s.v_1}=\frac{2S.v_1.v_2}{s\left(v_1+v_2\right)}=\frac{2.v_1.v_2}{v_1+v_2}=\frac{2.40.v}{40+v}=\frac{80v}{40+v}\)
\(\Leftrightarrow48=\frac{80v}{v_2+40}\Leftrightarrow48\left(v_2+40\right)=80v\Leftrightarrow48v_2+1920=80v_2\Leftrightarrow1920=80v_2-48v_2=32v_2\)
\(v_2=\frac{1920}{32}=60\) (km/h)