Văn bản ngữ văn 9

Lê Nhật Đông Kiều

câu 1 : a) Qua bức chân dung tự họa, em hãy hình dung ra cuộc sống và tính cách của Ro-bin-xơn.

b) Từ nhân vật này em rút ra bài học gì cho mình trong cuộc sống hôm nay ?

Câu 2 : Phân tích hình ảnh dũng cảm của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi " của Lê Minh Khuê.

nguyen minh ngoc
18 tháng 4 2018 lúc 17:27

b:Bức chân dung tự hoạ của Rô-Bin-Xơn thật độc đáo.Đằng sau mỗi tri tiết qua bực chân dung người đọc có thể hình dung cuộc sống gian nan của nhân vật dã chải qua và nghị lực tinh thần của chàng.Rô-Bin-Xơn phải đương đầu với khí hậu khắc nghiệt đối với xứ ôn đới quê hương của chàng.Thời gian ở trên đảo lâu nên các trang phục cũ đã hỏng hết.Chàng phải làm những trang phục mới bằng da dê.Các trang bị đơn sơ cho thấy Rô-Bin-Xơn thật khó khăn khi phải vật lộn với cuộc sống nơi đảo hoang.Tuy cuộc sống gian nan nhưng Rô-Bin-Xơn ko hề kêu ca phàn nàn,anh vẫn kể về mình một cách lạc quan,tự hào.Dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn nào nhưng Rô-Bin-Xơn vẫn là người có bản lĩnh phi thường.Qua bức chân dung của Rô-Bin-Xơn e thấy mk phải lạc quan trước những khó khăn,kiên trì,nhẫn nại dám đương đầu với những thử thách trong cuộc sống

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
18 tháng 4 2018 lúc 17:28

b/

Qua những chi tiết về bức chân dung tự họa, ta còn thấy hiện lên thấp thoáng cuộc sống vô cùng gian khổ của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. Anh đã lâm vào cảnh thiếu thốn nghiêm trọng (chuyển trang phục, trang bị bằng vải sang trang phục, trang bị bằng da) phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết (nắng mưa thất thường) các trang bị mà Rô-bin-xơn mang trên người chứng tỏ cuộc sống của Rô-bin-xơn trên đảo hoang rất vất vả, anh vừa phải lao động, chăn nuôi, săn bắn, vừa phải tự bảo vệ mình không chỉ có vậy chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn còn thể hiện một tinh thần lạc quan bất chấp mọi khó khăn gian khổ.

Khắc họa chân dung của mình, Rô-bin-xơn không lần nào than phiền về sự thiếu thốn, khổ sở. Trái lại cách kể, tả một cách hài hước chân dung của mình đã thể hiện rõ tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn. Chất hài hước, lạc quan được thể hiện rõ nhất ở phần đầu “tôi cứ mỉm cười tưởng tượng” “xin các bạn vui lòng hình dung bộ dạng của tôi” và ở phần mô tả về bộ ria mép, anh hài hước so sánh bộ ria mép như cái mắc treo một bị lạc giữa đảo hoang, sống tách biệt giữa loài người và gặp rất nhiều khó khăn nhưng Rô-bin-xơn vẫn không buông xuôi. Anh đã biết mình khắc phục mọi khó khăn, luôn luôn vượt lên trên mọi hoàn cảnh để làm cho cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn. Có thể nói bức chân dung tự họa và lời kể của Rô-bin-xơn đã giúp ta rút ra bài học cho mình về tinh thần vượt khó, lạc quan vươn lên trong cuộc sống.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
18 tháng 4 2018 lúc 17:29

Câu 2

Mở bài

-Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được sáng tác năm 1971, giữa lúc cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc đang ở vào giai đoạn ác liệt.

Truyện viết về ba cô gái thanh niên xung phong: Phương Định, Thao, Nho trong một tổ trinh sát trên tuyến đường Trường Sơn. Đây là những chân dung đẹp, sinh động, tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong văn học một thời.

Thân bài

Một trong những lực lượng nòng cốt của đất nước tham gia xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước là nữ thanh niên xung phong trong thời đánh Mĩ. Trên tuyến đường huyền thoại Trường Sơn nối liền hai miền Bắc – Nam, lực lượng thanh niên xung phong có vai trò vô cùng quan trọng: tham gia mở đường, phá bom, san lấp hố bom, đảm bảo tuyến đường huyết mạch luôn được thông suốt cho các binh đoàn tiến ra mặt trận. Viết về hình tượng những cô gái xung phong, văn học thời kì này đã dành không ít bút lực để ghi lại những hình ảnh đẹp mà chân thực, bình dị mà cao cả của những cô gái trẻ đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước như những cô gái thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ, Nguyễn Đình Thi, Đỗ Chu… trong văn của Nguyễn Minh Châu,… và Lê Minh Khuê đã góp thêm những chân dung đẹp vào loại hình tượng nhân vật quen thuộc trong văn học thời kì này

Những ngôi sao xa xôi phải chăng đó là vẻ đẹp lấp lánh của ba cô thanh niên xung phong trên một trung điểm giữa tuyến đường Trường Sơn. Trong muôn vàn ngôi sao ẩn hiện trên bạt ngàn của núi rừng, Lê Minh Khuê đã lựa chọn, làm nổi bật lên vẻ đẹp lấp lánh trong tâm

hồn, tinh thần của mỗi nhân vật nữ anh hùng.

+ Hoàn cảnh sống và chiến đấu của một cô gái:

Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái vô cùng gian khổ và nguy hiểm trên một cao điểm, trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn. Các cô sống cách xa đơn vị, dưới một cái hang ở chân cao điểm. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá, xác định vị trí những quả bom chưa nổ và làm cho chúng phải tiêu tan. Hàng ngày họ phải chạy trên cao điểm, đối mặt với cái chết trong từng giây và sẵn sàng chịu trận khi máy địch đột ngột ập tới trút bom rồi tháo chạy. Bom rơi như rắc hạt, khiến mặt đất rung lên như cơn sốt. Khói lửa che lấp cửa hang, bầu trời. Công việc đòi hỏi phải nhanh, chính xác, bình tĩnh và dũng cảm. Có lúc thần kinh căng thẳng đến lạnh gáy, toát mồ hôi nhưng mãi rồi cũng quen và trở thành công việc thường ngày: “Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, maý bay ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như dây chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ, có thể bây giờ,có thể chốc nữa… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, chạy về hang”. Đọc những đoạn văn như thế này, người ngoài cuộc còn thấy căng thẳng, hãi hùng. Chiến tranh đã lùi xa nhưng như vẫn thấy đâu đây tiếng bom nổ chói tai, nhức óc. Hình ảnh những quả bom đùn lên không trung những cột khói đen, nở bung như những cây nấm khổng lồ,gieo cái chết thảm thương cho con người, làm sao không thấy ớn lạnh mà ứa tràn nước mắt. Ta càng căm ghét chiến tranh, càng thấy cảm phục những cô gái trẻ dũng cảm, kiên cường, đạp bằng hiểm nguy vì ngày mai hòa bình của dân tộc.

+ Vẻ đẹp chung của ba cô gái:

Những cô gái trẻ này đều có chung một phẩm chất: tinh thần trách nhiệm cao đốì với nhiệm vụ, dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó yêu thương. Sống giữa khói bom lửa đạn nhưng họ vẫn

nhiều ước mơ, sống bình thản và luôn thích làm đẹp cho mình, thích hát và nghe đài mỗi khi rảnh rỗi. Tiếng hát của họ trên cao điểm này thực sự là tiếng hát át tiếng bom. Hồn nhiên mà anh hùng.

+ vẻ đẹp riêng của mỗi người:

Nho bé nhỏ và ít tuổi nhất, thích thêu thùa, thích ăn kẹo, trông mát mẻ như que kem mỗi khi ở dưới suối lên, tưởng yếu đuổi nhưng: Nho cũng là người phá bom rất quả cảm. Khi bị thương, Phương Định chăm sóc, chị Thao thì lo lắng, cuống lên định báo về đơn vị nhưng Nho vẫn rất bình thản, vẫn chìa tay xin Phương Định mấy viên đá mát lạnh sau cơn mưa.

Chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Chị hát không hay nhưng rất chăm chép bài hát, chép cả những lời bịa của Phương Định. Đôi lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu bằng chỉ màu. Chị có đặc điểm rất sợ máu và vắt, hễ nhìn thấy là mặt chị tái mét. Song người tổ trưởng ấy lại rất bình thản, thong thả nhai bích quy trước tiếng máy bay trinh sát rè rè trộn lẫn tiếng gầm gào và tiếng giội bom của phản lực. Chị phá bom cương quyết, táo bạo đến đáng gờm.

Phương Định cũng như Nho, hồn nhiên, mơ mộng và dũng cảm. Đấy là cô gái Hà Nội, lúc rảnh rỗi để dành cho hát và ôm gối mộng mơ, hoặc nghĩ lung tung nhất là hay nhớ… nhà. Nhưng tinh thần chiến đấu thì gan dạ, kiên cường chẳng thua kém gì các chị em. Mỗi ngày Phương Định phải phá tới năm quả bom, ít là ba. Mỗi lần phá là một cảm giác khác nhau: căng thẳng, hồi hộp, tim đập bất thình lình nhưng Phương Định đều vượt lên để chiến thắng những quả bom lì lợm, chứa trong mình thần chết khủng khiếp, hoàn thành nhiệm vụ một cách suất sắc.

Kết bài

Những ngôi sao xa xôi — vẻ đẹp lấp lánh tưởng như rất xa nhưng lại rất gần. Những ngôi sao hay mảnh trăng cuối rừng khuất lấp, ẩn hiện trong những cánh rừng đại ngàn Trường Sơn, nếu không có cái nhìn thấu đáo, tường tận sẽ không thấv hết vẻ đẹp của nó. Đó chính là vai trò to lớn, quan trọng của lực lượng nữ thanh niên xung phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc . Họ như những ngôi sao, như mảnh trăng xa mà gần, gần mà xa, lấp lánh,tỏa sang một thời. Nói đến thanh niên xung phong, có lẽ không ai quên mười cô gái ngã ba Đồng Lộc, tám cô gái ở hang Tám Cô tỉnh Quảng Bình – những gương mặt trẻ trung, hồn nhiên, tươi sáng giàu nhiệt huyết, họ đã hi sinh ở tuổi mười tám, đôi mươi. Họ mãi mãi như bông hoa bất tử — tuổi hai mươi – một thời khốc liệt mà hào hùng.

Bình luận (0)
Skegur
18 tháng 4 2018 lúc 17:30

Rô-bin-xơn là người kiên trì, không nản chí trước khó khăn của cuộc sống độc thân trên đảo hoang, chẳng những Rô-bin-xơn cần cù lao động, sáng tạo thêm để cuộc sống đỡ vất vả, Rô-bin-xơn còn luôn luôn lạc quan, yêu cuộc sống. Việc làm cái tẩu thuốc, tạo thêm cho bữa ăn đầy đủ hơn, may quần áo bằng da dê, tự coi mình là " Chúa đảo", để cặp ria theo kiểu Thổ Nhĩ Kì, chứng tỏ Rô-bin-xơn là người sống trong cuộc sống cam go vẫn luôn luôn yêu đời, lạc quan, muốn sống cho đàng hoàng, sống cho ra sống. Phẩm chất ấy chứng tỏ Rô-bin-xơn không bằng lòng với những thứ hiện có, luôn có ý thức về sự tồn tại của mình, tự tin, chủ động và hướng tới ngày trở lại đất liền, ngày trở về quê hương thân yêu.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
18 tháng 4 2018 lúc 17:30

Câu 2

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm của nhà văn Lê Minh Khuê – một nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm là bức tranh hiện thực về cuộc sống chiến đấu, từ đó nêu lên vẻ đẹp trong sáng của ba cô gái ở tổ trinh sát mặt đường trong kháng chiến chống Mĩ.

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, tác giả để cho nhân vật xưng “tôi” kể về mình và đồng đội. Việc lựa chọn ngôi kể cũng góp phần làm nên thành công cho câu chuyện. Nhân vât vừa bộc lộ được những suy nghĩ cảm xúc của mình, vừa miêu tả những điều đang diễn ra, góp phần tạo nên một câu chuyện chân thực, mềm mại gợi nhiều xúc cảm cho người đọc.

Tổ trinh sát mặt đường có ba cô gái là Phương Định, Nho, Thao. Họ còn rất trẻ, nhiều mơ mộng. Công việc chính của các cô là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” – rất nguy hiểm và đòi hỏi ý chí cao. Nhưng ba cô gái ấy luôn hoàn thành tốt công việc. Công việc không hề đơn giản chút nào, luôn phải chạy trên cao điểm suốt cả ngày. Đôi lúc bị bom vùi về chỉ nhìn thấy hai con mắt lấp lánh, những lúc ấy họ thường gọi nhau bằng cái tên rất ngộ nghĩnh “những con quỷ mắt đen”. Bất chấp những khó khăn của công việc họ vẫn tìm được cho mình những niềm vui, lấp đi nỗi buồn khi nhớ về gia đình, bạn bè. Say mê ca hát, làm đẹp cho cuộc sống. Họ cũng giống như nhiều cô gái tuổi mới lớn khác. Mặc dù sống trong chiến tranh với những hiểm nguy luôn rình rập nhưng họ vẫn yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp. Và trong công việc họ là những người có tinh thần trách nhiệm, có lòng dũng cảm, không ngại hi sinh thân mình. Một ngày của các cô gái trẻ thường kết thúc khi “phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần”. Với họ công việc không đơn giản là nhiệm vụ nữa, mà nó đã ăn sâu vào tâm trí, như một điều gì đó không thể thiếu. Hình ảnh Phương Định và Thao moi đất bế Nho lên khi hầm bị sập thật cảm động. Ở một nơi nguy hiểm, cái chết luôn cận kề nhưng trong họ vẫn có tình đồng đội thắm thiết, hơn thế nữa đó còn là tình chị em gắn bó trong một gia đình.

Cùng chung sống với nhau, nhưng ở mỗi người vẫn bộc lộ những tính cách riêng biệt. Thao là chị cả của nhóm, là người chỉ huy công việc. Không hiểu có phải vì lí do này hay không mà trong tác phẩm cô luôn hiện ra với vẻ bề ngoài cứng rắn, xử lí công việc một cách cương quyết, táo bạo. Có lỗ, do chị là người lớn tuổi nhất trong nhóm nên suy nghĩ có phần thiết thực và những dự tính về tương lai rõ ràng hơn. Nhưng ẩn chứa sau vẻ cứng cỏi là trái tim giàu tình cảm. Chị luôn giành những công việc khó khăn về mình. Sở thích của chị thật giản dị, lúc rảnh rỗi chị thích chép lời bài hát, thậm chí chép cả những lời tự bịa ra. Qua nhân vật Thao, ta cũng thấy rõ được những khát khao trong công việc và những rung động của tuổi trẻ thời kháng chiến.. Không trầm tư như Thao, Nho là một cô gái hồn nhiên, thích được ăn kẹo, trắng trẻo và có vóc người nhỏ bé. Những hình ảnh trên cho người đọc hình dung ra một cô gái rất đáng yêu và vô tư. Nhưng trái lại Nho rất dũng cảm trong công việc. Đó là khi Nho bị thương, mọi người thì rất lo, còn Nho lại nói : “Không chết đâu, đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì khiến mọi người lo lắng”.

Cả ba nhân vật đều cho người đọc những cảm nhận riêng. Nhưng có lẽ, để lại ấn tượng sâu đậm nhất đối với tôi cũng như đa số người đọc tác phẩm là cô gái tên Phương Định.

Là con gái Hà Nội, Định tự nhận là “một cô gái khá” với đôi mắt mà các anh lái xe thường nói : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”. Định có ý thức về mình, biết được có nhiều anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm hoặc đơn giản là “viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa hàng nghìn cây số”. Cô thấy vui vì mình được các anh yêu quý, nhưng với sự kín đáo của một cô gái Hà Nội, Định chỉ cất giữ ở trong lòng. Mặc dù với cô, người can đảm, thông minh nhất vẫn là những người mặc quân phục, có sao trên mũ. Cũng giống như Thao, Phương Định là người yêu âm nhạc, rất mê hát. Cô thích ngồi dựa vào thành đá và khẽ hát trong những buổi trưa im lặng. Đôi lúc buồn cô nghĩ vẩn. vơ về Hà Nội, về những ngày sống trong hoà bình cùng gia đình. Trong công việc, Định cũng không thua kém một ai cả. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi tình huống. Vì cô biết à đâu đó có sự dõi theo của các anh cao xạ, nên sẽ không còn run sợ mà dũng cảm làm nhiệm vụ. Sống trong bom đạn, sự ác liệt của chiến tranh nhưng Định vẫn giữ được tâm hồn, nét đẹp trong sáng của một cô gái Hà Nội. Chính nhờ những điều ấy, nhân vật Phương Định đã thật sự toả sáng trong tác phẩm với hình ảnh của nữ thanh niên xung phong trong thời chiến.

Chiến tranh, bom đạn giờ chỉ còn trong kí ức. Nhưng với tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong đã gợi nhắc cho mỗi người về một thế hệ nữ thanh niên thời chống Mĩ. Họ can đảm và dám hi sinh cả tuổi trẻ cho đất nước. Đó không chỉ là hình ảnh tiêu biểu của một thời kì mà còn là hình ảnh tượng trứng cho cả thế hệ phụ nữ Việt Nam.

Bình luận (0)
Skegur
18 tháng 4 2018 lúc 17:33

Mở bài:

-Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được sáng tác năm 1971, giữa lúc cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc đang ở vào giai đoạn ác liệt.

Truyện viết về ba cô gái thanh niên xung phong: Phương Định, Thao, Nho trong một tổ trinh sát trên tuyến đường Trường Sơn. Đây là những chân dung đẹp, sinh động, tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong văn học một thời.

Thân bài:

Một trong những lực lượng nòng cốt của đất nước tham gia xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước là nữ thanh niên xung phong trong thời đánh Mĩ. Trên tuyến đường huyền thoại Trường Sơn nối liền hai miền Bắc – Nam, lực lượng thanh niên xung phong có vai trò vô cùng quan trọng: tham gia mở đường, phá bom, san lấp hố bom, đảm bảo tuyến đường huyết mạch luôn được thông suốt cho các binh đoàn tiến ra mặt trận. Viết về hình tượng những cô gái xung phong, văn học thời kì này đã dành không ít bút lực để ghi lại những hình ảnh đẹp mà chân thực, bình dị mà cao cả của những cô gái trẻ đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước như những cô gái thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ, Nguyễn Đình Thi, Đỗ Chu… trong văn của Nguyễn Minh Châu,… và Lê Minh Khuê đã góp thêm những chân dung đẹp vào loại hình tượng nhân vật quen thuộc trong văn học thời kì này

Những ngôi sao xa xôi phải chăng đó là vẻ đẹp lấp lánh của ba cô thanh niên xung phong trên một trung điểm giữa tuyến đường Trường Sơn. Trong muôn vàn ngôi sao ẩn hiện trên bạt ngàn của núi rừng, Lê Minh Khuê đã lựa chọn, làm nổi bật lên vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn, tinh thần của mỗi nhân vật nữ anh hùng.

+ Hoàn cảnh sống và chiến đấu của một cô gái:

Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái vô cùng gian khổ và nguy hiểm trên một cao điểm, trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn. Các cô sống cách xa đơn vị, dưới một cái hang ở chân cao điểm. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá, xác định vị trí những quả bom chưa nổ và làm cho chúng phải tiêu tan. Hàng ngày họ phải chạy trên cao điểm, đối mặt với cái chết trong từng giây và sẵn sàng chịu trận khi máy địch đột ngột ập tới trút bom rồi tháo chạy. Bom rơi như rắc hạt, khiến mặt đất rung lên như cơn sốt. Khói lửa che lấp cửa hang, bầu trời. Công việc đòi hỏi phải nhanh, chính xác, bình tĩnh và dũng cảm. Có lúc thần kinh căng thẳng đến lạnh gáy, toát mồ hôi nhưng mãi rồi cũng quen và trở thành công việc thường ngày: “Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, maý bay ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như dây chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ, có thể bây giờ,có thể chốc nữa… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, chạy về hang”. Đọc những đoạn văn như thế này, người ngoài cuộc còn thấy căng thẳng, hãi hùng. Chiến tranh đã lùi xa nhưng như vẫn thấy đâu đây tiếng bom nổ chói tai, nhức óc. Hình ảnh những quả bom đùn lên không trung những cột khói đen, nở bung như những cây nấm khổng lồ,gieo cái chết thảm thương cho con người, làm sao không thấy ớn lạnh mà ứa tràn nước mắt. Ta càng căm ghét chiến tranh, càng thấy cảm phục những cô gái trẻ dũng cảm, kiên cường, đạp bằng hiểm nguy vì ngày mai hòa bình của dân tộc.

+ Vẻ đẹp chung của ba cô gái:

Những cô gái trẻ này đều có chung một phẩm chất: tinh thần trách nhiệm cao đốì với nhiệm vụ, dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó yêu thương. Sống giữa khói bom lửa đạn nhưng họ vẫn nhiều ước mơ, sống bình thản và luôn thích làm đẹp cho mình, thích hát và nghe đài mỗi khi rảnh rỗi. Tiếng hát của họ trên cao điểm này thực sự là tiếng hát át tiếng bom. Hồn nhiên mà anh hùng.

+ vẻ đẹp riêng của mỗi người:

Nho bé nhỏ và ít tuổi nhất, thích thêu thùa, thích ăn kẹo, trông mát mẻ như que kem mỗi khi ở dưới suối lên, tưởng yếu đuổi nhưng: Nho cũng là người phá bom rất quả cảm. Khi bị thương, Phương Định chăm sóc, chị Thao thì lo lắng, cuống lên định báo về đơn vị nhưng Nho vẫn rất bình thản, vẫn chìa tay xin Phương Định mấy viên đá mát lạnh sau cơn mưa.

Chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Chị hát không hay nhưng rất chăm chép bài hát, chép cả những lời bịa của Phương Định. Đôi lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu bằng chỉ màu. Chị có đặc điểm rất sợ máu và vắt, hễ nhìn thấy là mặt chị tái mét. Song người tổ trưởng ấy lại rất bình thản, thong thả nhai bích quy trước tiếng máy bay trinh sát rè rè trộn lẫn tiếng gầm gào và tiếng giội bom của phản lực. Chị phá bom cương quyết, táo bạo đến đáng gờm.

Phương Định cũng như Nho, hồn nhiên, mơ mộng và dũng cảm. Đấy là cô gái Hà Nội, lúc rảnh rỗi để dành cho hát và ôm gối mộng mơ, hoặc nghĩ lung tung nhất là hay nhớ… nhà. Nhưng tinh thần chiến đấu thì gan dạ, kiên cường chẳng thua kém gì các chị em. Mỗi ngày Phương Định phải phá tới năm quả bom, ít là ba. Mỗi lần phá là một cảm giác khác nhau: căng thẳng, hồi hộp, tim đập bất thình lình nhưng Phương Định đều vượt lên để chiến thắng những quả bom lì lợm, chứa trong mình thần chết khủng khiếp, hoàn thành nhiệm vụ một cách suất sắc.

Kết bài:

Những ngôi sao xa xôi — vẻ đẹp lấp lánh tưởng như rất xa nhưng lại rất gần. Những ngôi sao hay mảnh trăng cuối rừng khuất lấp, ẩn hiện trong những cánh rừng đại ngàn Trường Sơn, nếu không có cái nhìn thấu đáo, tường tận sẽ không thấv hết vẻ đẹp của nó. Đó chính là vai trò to lớn, quan trọng của lực lượng nữ thanh niên xung phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc . Họ như những ngôi sao, như mảnh trăng xa mà gần, gần mà xa, lấp lánh,tỏa sang một thời. Nói đến thanh niên xung phong, có lẽ không ai quên mười cô gái ngã ba Đồng Lộc, tám cô gái ở hang Tám Cô tỉnh Quảng Bình – những gương mặt trẻ trung, hồn nhiên, tươi sáng giàu nhiệt huyết, họ đã hi sinh ở tuổi mười tám, đôi mươi. Họ mãi mãi như bông hoa bất tử — tuổi hai mươi – một thời khốc liệt mà hào hùng.

Bình luận (0)
Skegur
18 tháng 4 2018 lúc 17:36

Lập dàn ý

a. Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

– Giới thiệu chung về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường.

b. Thân bài

– Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác phẩm

Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là một cô gái Hà Nội, tự kể về mình và các bạn. Nhân vật vừa kể sự việc vừa bộc lộ súy nghĩ cảm xúc nên câu chuyện chân thực, mềm mại, dễ gợi cảm xúc cho người đọc.

– Phân tích chung ba nhân vật

– Họ đều rất trẻ, dễ xúc động, mơ mộng

Cùng thích ca hát, thích làm đẹp cho cuộc sống. Có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm và rất gắn bó yêu thương nhau.

– Thế nhưng mỗi người vẫn giữ được nét cá tính riêng của mỗi người :

Phân tích nhân vật Phương Định Trong gian khó vẫn giữ được nét đẹp tâm hồn của cô gái Hà Nội. Dũng cảm trong chiến đấu.

c. Kết bài : Kể về ba nữ thanh niên xung phong nhưng tác phẩm cho ta hiểu về những nữ thanh niên xung phong thời kì chống Mĩ cứu nước, về thế hệ trẻ Việt Nam…

Bình luận (0)
Skegur
18 tháng 4 2018 lúc 17:36

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm của nhà văn Lê Minh Khuê – một nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm là bức tranh hiện thực về cuộc sống chiến đấu, từ đó nêu lên vẻ đẹp trong sáng của ba cô gái ở tổ trinh sát mặt đường trong kháng chiến chống Mĩ.

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, tác giả để cho nhân vật xưng “tôi” kể về mình và đồng đội. Việc lựa chọn ngôi kể cũng góp phần làm nên thành công cho câu chuyện. Nhân vât vừa bộc lộ được những suy nghĩ cảm xúc của mình, vừa miêu tả những điều đang diễn ra, góp phần tạo nên một câu chuyện chân thực, mềm mại gợi nhiều xúc cảm cho người đọc.

Tổ trinh sát mặt đường có ba cô gái là Phương Định, Nho, Thao. Họ còn rất trẻ, nhiều mơ mộng. Công việc chính của các cô là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” – rất nguy hiểm và đòi hỏi ý chí cao. Nhưng ba cô gái ấy luôn hoàn thành tốt công việc. Công việc không hề đơn giản chút nào, luôn phải chạy trên cao điểm suốt cả ngày. Đôi lúc bị bom vùi về chỉ nhìn thấy hai con mắt lấp lánh, những lúc ấy họ thường gọi nhau bằng cái tên rất ngộ nghĩnh “những con quỷ mắt đen”. Bất chấp những khó khăn của công việc họ vẫn tìm được cho mình những niềm vui, lấp đi nỗi buồn khi nhớ về gia đình, bạn bè. Say mê ca hát, làm đẹp cho cuộc sống. Họ cũng giống như nhiều cô gái tuổi mới lớn khác. Mặc dù sống trong chiến tranh với những hiểm nguy luôn rình rập nhưng họ vẫn yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp. Và trong công việc họ là những người có tinh thần trách nhiệm, có lòng dũng cảm, không ngại hi sinh thân mình. Một ngày của các cô gái trẻ thường kết thúc khi “phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần”. Với họ công việc không đơn giản là nhiệm vụ nữa, mà nó đã ăn sâu vào tâm trí, như một điều gì đó không thể thiếu. Hình ảnh Phương Định và Thao moi đất bế Nho lên khi hầm bị sập thật cảm động. Ở một nơi nguy hiểm, cái chết luôn cận kề nhưng trong họ vẫn có tình đồng đội thắm thiết, hơn thế nữa đó còn là tình chị em gắn bó trong một gia đình.

Cùng chung sống với nhau, nhưng ở mỗi người vẫn bộc lộ những tính cách riêng biệt. Thao là chị cả của nhóm, là người chỉ huy công việc. Không hiểu có phải vì lí do này hay không mà trong tác phẩm cô luôn hiện ra với vẻ bề ngoài cứng rắn, xử lí công việc một cách cương quyết, táo bạo. Có lỗ, do chị là người lớn tuổi nhất trong nhóm nên suy nghĩ có phần thiết thực và những dự tính về tương lai rõ ràng hơn. Nhưng ẩn chứa sau vẻ cứng cỏi là trái tim giàu tình cảm. Chị luôn giành những công việc khó khăn về mình. Sở thích của chị thật giản dị, lúc rảnh rỗi chị thích chép lời bài hát, thậm chí chép cả những lời tự bịa ra. Qua nhân vật Thao, ta cũng thấy rõ được những khát khao trong công việc và những rung động của tuổi trẻ thời kháng chiến.. Không trầm tư như Thao, Nho là một cô gái hồn nhiên, thích được ăn kẹo, trắng trẻo và có vóc người nhỏ bé. Những hình ảnh trên cho người đọc hình dung ra một cô gái rất đáng yêu và vô tư. Nhưng trái lại Nho rất dũng cảm trong công việc. Đó là khi Nho bị thương, mọi người thì rất lo, còn Nho lại nói : “Không chết đâu, đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì khiến mọi người lo lắng”.

Cả ba nhân vật đều cho người đọc những cảm nhận riêng. Nhưng có lẽ, để lại ấn tượng sâu đậm nhất đối với tôi cũng như đa số người đọc tác phẩm là cô gái tên Phương Định.

Là con gái Hà Nội, Định tự nhận là “một cô gái khá” với đôi mắt mà các anh lái xe thường nói : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”. Định có ý thức về mình, biết được có nhiều anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm hoặc đơn giản là “viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa hàng nghìn cây số”. Cô thấy vui vì mình được các anh yêu quý, nhưng với sự kín đáo của một cô gái Hà Nội, Định chỉ cất giữ ở trong lòng. Mặc dù với cô, người can đảm, thông minh nhất vẫn là những người mặc quân phục, có sao trên mũ. Cũng giống như Thao, Phương Định là người yêu âm nhạc, rất mê hát. Cô thích ngồi dựa vào thành đá và khẽ hát trong những buổi trưa im lặng. Đôi lúc buồn cô nghĩ vẩn. vơ về Hà Nội, về những ngày sống trong hoà bình cùng gia đình. Trong công việc, Định cũng không thua kém một ai cả. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi tình huống. Vì cô biết à đâu đó có sự dõi theo của các anh cao xạ, nên sẽ không còn run sợ mà dũng cảm làm nhiệm vụ. Sống trong bom đạn, sự ác liệt của chiến tranh nhưng Định vẫn giữ được tâm hồn, nét đẹp trong sáng của một cô gái Hà Nội. Chính nhờ những điều ấy, nhân vật Phương Định đã thật sự toả sáng trong tác phẩm với hình ảnh của nữ thanh niên xung phong trong thời chiến.

Chiến tranh, bom đạn giờ chỉ còn trong kí ức. Nhưng với tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong đã gợi nhắc cho mỗi người về một thế hệ nữ thanh niên thời chống Mĩ. Họ can đảm và dám hi sinh cả tuổi trẻ cho đất nước. Đó không chỉ là hình ảnh tiêu biểu của một thời kì mà còn là hình ảnh tượng trứng cho cả thế hệ phụ nữ Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Nhật Đông Kiều
Xem chi tiết
Thiên Thương Lãnh Chu
Xem chi tiết
Triều Nguyễn Quốc
Xem chi tiết
Thiên Thương Lãnh Chu
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Anh Thy
Xem chi tiết
27kun Cyan
Xem chi tiết
Nguyễn Phi Ngọc
Xem chi tiết
Đốm Con
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo vân
Xem chi tiết