Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Đức Hải

Câu 1( 8 điểm ): Có ý kiến cho rằng: '' Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta. "

Suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2( 12 điểm ) Hãy đặt mình vào vị trí của người 300 năm sau của Nguyễn Du để trả lời câu hỏi:

"Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng?"

( Bách tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? )

( Đọc Tiểu Thanh Kí )

----------------------------Hết-------------------------------

Phạm Thị Trâm Anh
14 tháng 3 2017 lúc 7:46

Tham khảo bạn nhé

câu 1:

Cuộc sống là những chất liệu thô mà chúng ta là những người nghệ sỹ. Nhào nặn chúng thành một tuyệt tác hay biến chúng thành một tác phẩm thô kệch đều tùy thuộc vào chúng ta”. Chúng ta học được gì từ cuộc sống? Xin thưa rằng: Nhiều vô kể!
Cuộc sống không phải là cái bẫy để chờ chúng ta sa vào rồi kết tội. Những biến thái tinh vi của nó chỉ làm cho chúng ta lớn lên và “biết” nhiều hơn. Đó là:

…biết cách chấp nhận khiếm khuyết
Chuyện kể rằng, có một vòng tròn rất hoàn mỹ. Nó rất tự hào về thân hình tròn trĩnh đến từng milimet của mình. Thế nhưng một buổi sáng thức dậy, nó thấy mình bị mất đi một góc lớn hình tam giác.
Buồn bực, vòng tròn ta đi tìm mảnh vỡ đó. Vì không còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang toả sắc bên đường, nó vui đùa cùng ánh nắng mặt trời, tâm tình cùng sâu bọ…
Một ngày kia nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít và ghép vào. Nó lăn đi và nhận ra mình đang lăn quá nhanh. Đến nỗi, không kịp nhận ra những bông hoa đang cố mỉm cười với nó. Vòng tròn thấy rằng, cuộc sống khác hẳn đi khi nó lăn quá nhanh. Nó dừng lại, đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi.
Bài học về cái vòng tròn cho chúng ta thấy được rằng, đôi khi con người ta mất đi thứ gì đó thì lại trở nên hoàn hảo. Người có tất cả mọi thứ trên đời lại là kẻ nghèo túng. Đã là “nhân” thì sẽ “vô thập toàn”. Điều quan trọng là, bạn phải biết chấp nhận sự bất toàn ấy giống như một phần tất yếu của cuộc sống. Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về thất bại của mình.

…biết quan tâm đến những người xung quanh
Quan tâm tới một người không đơn giản chỉ là việc xem người ấy sống thế nào, tiền có đủ tiêu hay không. Điều quan trọng nhất chính là sự yêu thương xuất phát từ tâm hồn, là biết cách khơi dậy lòng tin cho người khác. Nên nhớ rằng, đôi khi những lời nói vô cùng bình dị lại tràn vào và khoả lấp khe nứt của trái tim con người. Quan tâm tới người khác chính là cách làm cho tâm hồn bạn “giàu có” thêm.

…biết giúp đỡ người khác
Đơn giản như việc giúp một bà cụ hay một em nhỏ qua đường, cho ai đó đi nhờ xe, chép hộ bài cho nhỏ bạn bị ốm… Hãy làm điều đó một cách vô tư và không mong chờ được đền đáp. Hãy nghĩ rằng sẽ có lúc bạn rơi vào tình trạng đó và cần sự giúp đỡ.

…biết xem trở ngại là cơ hội
Cuộc sống có những ngả rẽ, những bước ngoặt mà ta không thể ngờ được. Gục ngã hay đạt được thành công nhờ trở ngại, tất cả phụ thuộc vào bản thân bạn. Bạn sẽ không thể khám phá ra được rằng, mình có tài “chèo lái” nếu công ty không lâm vào cảnh khó khăn về tài chính. Bạn sẽ không thể khám phá ra được rằng, mình có thể trở thành ca sỹ nếu không bị “ép” lên hát trong buổi biểu diễn văn nghệ toàn trường. Cuộc sống bao giờ cũng là bắt đầu. Trở ngại nhiều lúc chính là cơ hội để bạn khám phá bản thân.

…biết tự tin
Tự tin là chìa khoá của thành công. Hãy thử hình dung một buổi phỏng vấn xin việc sẽ như thế nào nếu bạn trả lời câu hỏi bằng ánh mắt sợ sệt, giọng nói run rẩy? Chắc chắn kết quả sẽ rất tệ. Mỗi người chúng ta đều có một “bản ngã” riêng, tự tin với bản thân cũng có nghĩa là giữ cho mình một nét khác biệt. Điều này luôn đặt mình vào những cơ hội mới để có dịp thể hiện bản thân.

…biết tha thứ
Tôi không thể quên được câu chuyện về “cái bao giận hờn”. Chuyện kể rằng, vị thầy giáo nọ khuyên các học sinh của mình, hãy ghi tên tất cả những người mà cho đến giờ các con chưa thể tha thứ lên những củ khoai tây, sau đó bỏ chúng vào một cái bao. Mỗi người tương xứng với một củ.
Thêm nữa, phải luôn để mắt, đặt nó ở những nơi dễ thấy nhất và mang chúng theo dù đang làm bất cứ chuyện gì. Ai cũng cảm thấy thật nặng nề và phiền toái khi lúc nào cũng phải mang kè kè bên mình một “gánh nặng” như vậy. Hơn thế nữa, qua một tuần những bao khoai tây đó đã dần bị thối rữa.
Vị thầy giáo đã cho ta hiểu được cái giá phải trả khi luôn mang theo những nỗi giận hờn, buồn phiền và bi quan bên mình. Chúng ta cứ nghĩ rằng, tha thứ là một món quà mà ta dành tặng cho người khác, nhưng thực chất lại là món quà dành tặng cho chúng ta. Hãy biết cách tha thứ, đó chính là món quà quý nhất mà cuộc sống mang lại cho bạn.

…biết sống hết mình và dám trả giá
Mỗi giai đoạn của cuộc đời đều là những giai đoạn đẹp nhất nếu chúng ta biết sống hết mình, biết trân trọng từng khoảnh khắc được sống. Thời gian không chờ đợi một ai. Do đó, đừng giữ mãi trong đầu ý nghĩ rằng: “Mình sẽ làm việc đó vào ngày mai”.
Cuộc sống luôn đầy rẫy những bất trắc, không ai có thể biết trước được ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì. Trân trọng từng khoảnh khắc sống và làm hết khả năng của mình bạn sẽ không phải rơi những giọt nước mắt hối tiếc. Sống hết mình cũng là cách trả giá cho những gì đáng giá đấy bạn ạ.

…biết đứng dậy sau vấp ngã
Ngọn trúc oằn mình dưới sức mạnh của gió nhưng rồi lại bật thẳng lên đầy kiêu hãnh như chưa từng xảy ra chuyện gì. Mỗi người chúng ta đều mang trong mình tính cách của ngọn trúc. Đấy là điều chắc chắn.
Vấp ngã không phải là cách để bạn từ bỏ ước mơ, hy vọng. Đấy là “cơ hội” để bạn nhìn lại chính mình và rút kinh nghiệm cho lần sau. Hãy thay đổi thái độ của mình sau mỗi lần gặp thất bại. Thời gian không chờ đợi một ai nhưng không bao giờ là quá muộn. Khởi đầu hay kết thúc là do chính bạn.

…biết yêu thương
Yêu thương vô điều kiện. Bạn đã bao giờ làm được điều đó chưa? Hay lúc nào cũng chỉ muốn người khác yêu mình, muốn “nhận” tất cả mà không muốn “cho” đi chút gì? Cuộc sống thật kỳ diệu, không ai có tất cả nhưng cũng không ai mất tất cả. Những nỗi đau sẽ dịu đi rất nhiều nếu được hàn gắn bằng sự yêu thương. Yêu thương chính là dang tay đón nhận những xúc cảm tuyệt vời do cuộc sống mang lại.
“Cuộc sống là những chất liệu thô mà chúng ta là những người nghệ sỹ. Nhào nặn chúng thành một tuyệt tác hay biến chúng thành một tác phẩm thô kệch đều tùy thuộc vào chúng ta”. Chúng ta học được gì từ cuộc sống? Xin thưa rằng: Nhiều vô kể!
Nhưng điều quan trọng nhất không phải là việc đọc vanh vách những điều đó lên, mà là thái độ và quan điểm của chúng ta trước những điều mà cuộc sống mang lại. Hãy để những “món quà vô giá” ấy thanh lọc tâm hồn bạn, để sống tốt hơn và tận hưởng hạnh phúc diệu kỳ.

Đó gọi là chân lý thứ hai. Vì ngoài mỗi một chân lý của hai bên đã kể, còn một chân lý mà… chỉ có trời mới biết.
Ai cũng cho mình đúng, đám đông làm chứng cũng cho mình làm chứng đúng cho mỗi bên mình đang làm chứng.
Người ta kết luận: “chuyện đời mà” và giải tán, chỉ còn hai đương sự ra về lòng bức xúc cho nỗi oan của mình.
Nếu bạn đã từng đứng ở vai trò phân xử, phải căn cứ trên dữ kiện mà kết luận thôi, nên đôi khi cũng đành “tình ngay lý gian”, muốn bảo vệ bênh vực cũng phải có chứng cớ. Nếu tìm không ra dù biết rằng họ vô tội, mình cũng không cải chính cho được. Vụ án nào rồi cũng khép lại với nhiều gút chưa tháo gỡ và… đem đến kiếp sau giải quyết tiếp, nếu kiếp sau chưa có cơ hội thì chờ đó vài kiếp. Bởi tất cả còn lưu giữ trong nghiệp của mình.
Nhưng khổ một điều là chính mỗi đương sự đều không nhận được lỗi của mình trong câu chuyện, khăng khăng cho rằng chỉ bên kia có lỗi. Ngoài những việc có tính cách một chiều như những vụ án vô cớ đầy thương tâm. Còn những việc khác tranh giải, thật khó kiểm nghiệm được thực hư, vì cả hai bên đều không nói những sai lầm của mình.
Trong đời ít nhất chúng ta cũng một lần cảm thấy sự oan ức thật khó bày tỏ, khi chung quanh cứ khăng khăng buộc tội ta với nhiều chứng cớ. Mà những dẫn chứng đôi khi cũng rất ngô nghê. Làm thinh thì khó chịu mà nói ra thì thấy một chút oan ức mà cũng cần biện minh, thì mười điều tâm niệm tu học để đâu. Nhưng rồi liệu bạn có cam chịu để thấy nỗi oan ức của bạn không ai chia sẻ hay không.
Một chút thôi cũng khiến ăn ngủ không ngon, cho đến khi mọi cái lắng và nhạt dần. Một chút thương tổn còn đó trong tâm mỗi khi nhớ lại.
Ra làm việc thì vậy thôi, Khổng tử có nói “trước khi trao cho việc lớn thì làm nhụt chí nó đi…”, cần có những va chạm mà mình chịu được, thấy một chút oan ức không cần biện bạch mới đủ bình tâm mà nhìn sự việc tường tận, nếu không mọi xử sự của mình vì không ai chạm đến ta được, sẽ đưa ra nhiều quyết định sai lầm đến đoàn thể ta đang sống. Phải đủ sức và bình tâm nhìn sự việc đưa đến. Các danh tướng ngày xưa cũng thể hiện được điều này, nên mới thành được việc lớn. Người mỗi chút một phản ứng, thì khó nghĩ suy thấu đáo.
Chúng ta cũng là chiến tướng trong trận đấu diễn ra hằng ngày hằng giờ trong tâm, giữa được thua lấy bỏ. Không mỉm cười được trước nghịch cảnh chỉ có nghĩa là sẽ thất bại khi gặp những phản ứng nông nổi.
Tôi đã nhìn thấy một vị trụ trì, lắng nghe những báo cáo mang tính quan trọng, với một nét mặt bình yên (dùng chữ bình thản tôi thấy chưa diễn tả được). Sau đó mỉm cười gật đầu, bảo rằng để coi lại, rồi sẽ quyết định. Bao năm đi qua, nét mặt đó còn là một sự thức tỉnh, khi tôi nóng nảy buồn bực với những lời công kích nghe hơi quá đáng.
Sự thật ở đâu, chúng ta hỏi đến chỉ vì những gì đang xảy ra chúng ta không tin sự thật là vậy.
Có thể sự thật bao gồm trong hai chữ vô minh của chúng ta, từ đó phát khởi những tham vọng lớn hoặc nhỏ, bộc phát hoặc thầm lặng. Rồi khi không được đáp ứng nó chuyển sang trạng trái của sân phẫn hay hận, từ đó chuyển ngay qua si mê thốt lên những lời lẽ ra không nên nói, có những hành xử lẽ ra không nên có, và ít nhất là những suy nghĩ đúng ra không nên dấy khởi trong tâm.
Khi chúng tôi là bị can đã thường được nghe dẫn giải như thế lúc thưa trình một vấn đề không tự giải quyết được. Đâu thể bằng lòng và chấp nhận được, khi thấy rõ ràng bên kia là người có lỗi. Vùng vằng và luôn cho rằng thầy xử bất công, khoan nhượng người khác hơn mình.
Những điều này không mang tính bi quan hay xa vời, các bạn có thể tự chiêm nghiệm nơi chính mình để hiểu rõ hơn. Cục diện có thể thay đổi chỉ bắt đầu từng cá nhân đơn lẻ hiểu rõ việc tu tập của mình mà thôi.

Bất luận thành hay bại đều có mối quan hệ nhân quả nhất định của nó, thành công có nguyên nhân của thành công, thất bại có lí do của thất bại, thành bại chỉ là việc nhất thời.
Có người cả đời luôn gặp suôn sẽ, từ nhỏ đến lớn, học hành thuận lợi, sự nghiệp thành công, tình yêu mỹ mãn, bất kể làm việc gì cũng đều được như ý; có người lại suốt đời bị đau khổ dày vò, lao đao lận đận, làm ăn thất bại, tiền tài mất mát, nhân tình ruồng bỏ, chẳng có việc gì được như mong muốn.
Thật ra, bất luận thành hay bại đều có mối quan hệ nhân quả nhất định của nó, thành công có nguyên nhân của thành công, thất bại có lí do của thất bại, thành bại chỉ là việc nhất thời. Cho nên, đừng lấy thành bại nhất thời để luận bàn anh hùng, cũng không nên vì thành công nhất thời mà đắc ý mãn nguyện, càng không thể vì thất bại nhất thời mà ý chí nguội lạnh; biết rõ có thành có bại cuộc đời mới hợp lí, vì thế lúc thắng lợi sẽ không kiêu ngạo, khi thất bại sẽ không nhụt chí.



Trong “Cổ học tinh hoa’’ có bài “Tự tỉnh’’, tức là tự xét mình của Từ Mi Vân. Đây là một lời khuyên vô cùng uyên bác: “ Người ta, tối đến, trước khi đi ngủ thử kiểm xét trong một ngày:
- Ăn ở với cha mẹ đã hết lòng chưa ?
- Đối đãi với kẻ dưới đã hay thể tất chưa ?
- Xử sự với anh em đã hay thỏa thuận chưa ?
- Chơi với bạn bè đã hay tránh kẻ dở, gần người hiền chưa ?
- Nói ra câu gì, đã hay không thẹn với lương tâm chưa?
- Làm công việc gì đã hay không trái với công lý chưa ?
- Đãi người ngoài đã hay không thất lễ chưa ?

Hết thảy việc gì, việc gì cũng nghĩ để xử cho chu đáo, ngõ hầu mới xứng đáng làm người mà không xấu hổ’’.

Lương Khải Siêu (1873-1929), một danh nhân văn hóa đời Thanh (Trung Quốc) từng nhắc nhở:

“Mỗi ngày phải để ra ít khoảnh khắc, đứng ngoài cuộc đời, nhìn lại cuộc đời. Sau mỗi tháng mỗi năm, đều phải dành thời gian thích đáng để làm việc đó. Người tầm thường luôn bị cuộc đời cuốn đi, không thể dừng lại được. Kẻ sĩ lại thường xa rời cuộc sống của nhân quần, không hòa nhập được vào đời thường. Duy chỉ có những người có văn hóa thực sự mới luôn hòa nhập với đời thường, vừa có thể tách ra khỏi cuộc sống thường nhật để nhìn lại chính mình, nhìn lại cuộc đời’’.

Thảo Phương
28 tháng 1 2019 lúc 14:13

Câu 1:

1. Mở bài

– Mỗi người sinh ra trong cuộc đời đều có số phận riêng, cuộc đời riêng. Có người trở thành tỉ phú với cuộc sống “vạn người mơ”, có người sau bao bôn ba vẫn tay trắng để rồi cay đắng tự kết liễu cuộc đời kém may mắn của mình. Lời đáp nào cho câu hỏi: “Ai tạo ra số phận của chúng ta?”

– Ý kiến sau đây là một câu trả lời gợi cho ta nhiều suy ngẫm: “Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta”.

2. Thân bài

a) Giải thích

– Giải thích từ ngữ:

+ Cuộc sống là nguyên liệu thô: Chỉ những bộn bề phức tạp của cuộc sống mà mỗi người phải trải qua trong đời khi sống.

+ Nghệ nhân: con người có tài năng nghệ thuật, có con mắt thẩm mĩ.

+ Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta: Từ nguyên liệu cuộc sống, mỗi người sẽ tạo nên tác phẩm cuộc đời của mình.

– Nội dung câu nói: Câu nói khẳng định và đề cao vai trò quyết định của mỗi cá nhân đối với cuộc sống của chính mình. Chính thái độ sống, năng lực sống của bản thân sẽ làm nên giá trị, ý nghĩa cuộc sống của mỗi người.

b) Bàn luận

(1) Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân

– Cuộc sống luôn mang trong mình những bộn bề, phức tạp: nó bao chứa trong đó cả những khó khăn và thuận lợi, thử thách lẫn cơ hội, thành công và thất bại, khổ đau gần kề hạnh phúc…

– Không ai có thể sống thay, cũng không ai có thể mãi sống nhờ, sống gửi. Cuộc sống của chúng ta như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào hành động và cách nhìn của chúng ta. Con người sinh ra trên đời không ai là hoàn hảo hay toàn diện. Mỗi người phải đối mặt với vấn đề riêng trong cuộc sống của chính họ. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Do đó, cuộc đời của chúng ta chính là sản phẩm nghệ thuật được nhào nặn từ đôi tay của chúng ta. Chúng ta chính là chủ nhân của nó.

(2) Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta

– Trước những bộn bề, phức tạp của cuộc sống; trước những gian nan thử thách chúng ta gặp phải trên đường đời, nếu chúng ta sống một cách chủ động và tích cực, biết gạn lọc những cái xấu, tận dụng và phát huy những điều tốt đẹp, biến khó khăn, thử thách thành cơ hội thì ta sẽ có một tác phẩm cuộc đời tuyệt đẹp.

– Ngược lại, nếu buông xuôi và phó mặc, bị động và để cuộc sống trôi đi, khi ấy tác phẩm cuộc đời của mỗi chúng ta chỉ là những vật thể xấu xí.

(3) Mở rộng, phản đề

– Tuy nhiên, không phải lúc nào, không phải với bất cứ ai, cuộc sống cũng luôn được như ta mong muốn, xứng đáng với sự cố gắng của ta. Tác phẩm cuộc đời của mỗi người còn chịu sự tác động không nhỏ của hoàn cảnh khách quan.

– Phê phán thái độ sống hưởng thụ, ỷ lại, chờ đợi sự ban phát từ người khác.

c) Bài học nhận thức và hành động


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đức Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết
ncjocsnoev
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
Xem chi tiết
Trần Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Trần Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Trần Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
qwerty
Xem chi tiết