Cảnh tượng ở vườn bách thú qua cái nhìn của con hổ là cảnh tượng như thế nào?
A.Tù túng, sửa sang, tầm thường, giả dối.
B.Rộng lớn, hiện đại, văn minh, tiến bộ.
C.Thân thuộc, thoải mái, dễ chịu, êm ái.
D.Hùng vĩ, thơ mộng, đẹp đẽ, linh thiêng.
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; đã được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
(Trích Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn, Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục – 2006, tr.49)
Câu 1: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của đoạn trích trên.
Câu 2: Em hãy liệt kê bốn từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng.
Câu 3: Em hãy ghi lại câu nghi vấn được sử dụng trong đoạn trích. Phân tích tác dụng của câu nghi vấn đó.
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; đã được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Câu 1: Từ cách lập luận của vua Lý Công Uẩn trong đoạn trích, em hãy viết đoạn văn (khoảng 15 câu) theo hình thức tổng - phân - hợp nêu suy nghĩ về vai trò của người lãnh đạo đối với tập thể. Trong đoạn văn sử dụng một câu nghi vấn. (gạch chân và chú thích rõ)
1. Trong bài văn : Cây tre tự kể về mình có 2 ý sau:
- Ở đâu tre cũng sống được, tre luôn gắn bó yêu thương nhau
- Tre luôn gắn bó với cuộc sống con người.
Hãy triển khai mỗi ý thành 1 đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ ( liên kết bằng câu)
2. Để chứng minh rằng thơ ca Việt nam đã ca ngợi cảnh non sông gấm vóc có thể phác thảo dàn ý như sau:
- Ca ngợi cảnh làng quê êm ả, thanh bình ( Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Trần Nhân Tông)
- Ca ngợi cảnh Côn Sơn khoáng đạt, thanh tĩnh mà nên thơ ( Côn Sơn ca )
- Đèo ngang một vùng núi sông hoa cỏ tĩnh lặng mà trang nhã ( Qua Đèo ngang)
- Cảnh núi rừng Việt Bắc lung linh thơ mộng ( Nhớ rừng Việt Bắc )
- Ánh trăng rằm tháng giêng lồng lộng, tràn đầy trên sông ( Rằm tháng giêng )
Hãy dựa vào dàn ý trên , viết câu mở đoạn để liên kết cách phần với nhau.
“…Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở nơi vào trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thể rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa” … (Trích Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1.Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính và thể loại VB đó.
2.Đặt một câu trần thuật để nêu ngắn gọn nội dung của văn bản chứa những câu văn trên.
Viết đoạn văn 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về phần trích:
" Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u. "
(Nhớ rừng-Thế Lữ)