Hỗn hợp X gồm kim loại M( hoá trị II không đổi) và oxit của M. Hoà tan hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp X trong 400 mL ddHCl 1M thu được 3,36 lít H2 (đktc). Nếu đem 8,4 gam hỗn hợp X tác dụng với 200 gam ddH2SO4 đặc, nóng, dư thu khí SO2( duy nhất,đktc) và dung dịch Y.
a) Xác định kim loại M.
b) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch Y.
1, Hòa tan hoàn toàn 8,9g hỗn hợp Zn, Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc thu được 1,12 lít SO2 (ở đktc), 1,6g S (là những sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Khối lượng muối khan trong dung dịch X là?
2, Cho 1,35g hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, NO2 có tỉ khối so với hiđrô bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là?
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại A, B, C trong 150gam dung dịch H2SO4 x%, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 14.2 gam và hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0.2 mol SO2; 0.15 mol S và 0.05 mol H2S.
a. Tính giá trị của m và x, biết lượng đã dùng dư 16.67% so với ban đầu.
b. Tính nồng độ phần trăm của axit trong dung dịch Y
1, Hòa tan hoàn toàn 4,431g hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 1,568 lít hỗn hợp Y gồm 2 chất khí không màu, trong đó có 1 khí không màu hóa nâu ngoài không khí. Khối lượng của Y là 2,59g. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch X và đun nóng, không khí có mùi khai thoát ra.
a, Phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp
b, Tính số mol HNO3 phản ứng?
c Khi cô cạn dung dịch X thì thu được ban nhiêu gam muối khan?
hòa tan hết 11,56 gam hỗn hợp rắn gồm Fe(NO3)3, Fe(OH)2 và FeCO3 trong H2SO4 loãng thu được dung dịch chứa một chất tan và khí NO. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được 45,65 gam kết tủa. phần trăm khối lượng của Fe(NO3)3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 20 B. 21 C. 22 D. 23
2, Thể tích dung dịch HNO3 1M loãng ít nhất (sắt về \(Fe^{+2}\)) dùng để hòa tan toàn bộ hỗn ợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu? (biết sản phẩm khử sinh ra duy nhất là NO)
3, Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 6,96g hỗn hợp rắn X, cho X tác dụng hết với dung dịch HNO3 0,1M vừa đủ thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp gồm NO và NO2 có tỉ khối so với hiđrô là 21,8
a, m có giá trị là?
b, Thể tích dung dịch HNO3 đã dùng?
hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe,Cu và FeO (trong đó số mol Cu bằng số mol FeO) trong dung dịch HNO3, thu được a mol khí NO và dung dịch Y chứa hai muối. Thêm dung dịch HCl dư vào Y thu được b mol khí NO (NO là sản phẩm khử duy nhất). Tỉ lệ a:b là
Câu 3: Cho 4 gam oxit kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9,5 gam muối. Kim loại M là
A. Mg. B. Ca. C. Zn. D. Cu.
Câu 4: Hòa tan 20,88 gam oxit kim loại M trong H2SO4 loãng dư thu được 49,68 gam muối. Kim loại M là
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Mg.
Câu 5: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác
dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Ca và Sr. B. Sr và Ba. C. Mg và Ca. D. Be và Mg.
Câu 6: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử
duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. NO2 và Al. B. N2O và Al. C. NO và Mg. D. N2O và Fe
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 3 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A và B ở 2 chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn
(MA < MB) vào nước dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là
A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. Rb, Cs.
Câu 8: Hòa tan 10,8 gam kim loại M vào H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,78 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc).
Kim loại M là
A. Ag. B. Cu. C. Mg. D. Al.
Câu 9: Hòa tan 10,8 gam kim loại M vào H2SO4 đặc nóng dư thu 2,52 lít khí H2S (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại
M là
A. Ag. B. Cu. C. Mg. D. Al.