Cảm nhận về bài thơ bếp lửa(tất cả bài thơ ạ.Nt và phân tích những cái hay jup vs ạ
Bếp lửa Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm |
1 . Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
- Một bếp lửa_chờn vờn sương sớm /ấp iu nồng đượm
-> Điệp ngữ , từ láy => nhấm mạnh sự cần mẫn , yêu thương của bà dành cho cháu
- Thương bà... nắng mưa -> ẩn dụ -> thương xót cho những vất vả của bà
* Những kí ức bên bà , bên bếp lửa
- Lên 4 tuổi_quen mùi khói
đói mòn đói mỏi
sống mũi còn cay
-> Thành ngữ -> cả tuổi thơ thiếu thốn trăm bề , hiện tại trào dâng nỗi nhớ bà
- Tám năm ...cùng bà
Tu hú kêu...
-> dòng hồi tưởng
- Bà như mẹ , như cha , vừa chăm sóc , dạy dỗ , bảo ban cháu
Tu hú ơi...xa? -> Nhớ bà , mong bà bớt cô đơn
Vững lòng - đinh ninh -> người bà vĩ đại , lo cho con , cho cháu , vì đất nc
===> Bà là người giữ lửa
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa .
- Suy ngẫm về bà : lận đận - nắng mưa -> cuộc đời bà tần tảo , chịu thương chịu khó , lặng lẽ hi sinh
- Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa :
+ Nhóm...ấp iu nồng đượm -> suwro ấm
+ ''' ...niềm yêu thương -> nhóm tình cảm
+ ''' .... nồi xôi gạo -> tình làng , nghĩa xóm
+ ..........tâm tình tuổi nhỏ -> nuôi dưỡng ước mơ , hoài bảo cho cháu
=> Truyền lửa cho ước mơ của cháu
=> Phạm vi tình cảm bếp lửa đk mở rộng dần , đầu tiên chỉ vs tình cảm của 2 bà cháu , rồi mở rộng ra là tình cảm vs hàng xóm , quê hg ; rồi mở rộng hơn nữa là nuôi dưỡng ước mở , hoài bão của cháu . Như z , bà ko chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa .
3 . Niềm thg nhớ của cháu vs bà
- Mặc dù , đk tiếp vs thế giới rộng lớn và ms mẻ nhưng chưa bao h tác giả quên ánh sáng , hơi ấm bên bếp lửa của bà .
=> Tác giả nhắc mk ko bao giờ đk quên quá khứ , quên nghĩa tình , quên quê hương...
1. Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu
- Dòng hồi tưởng về bà bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa
+ Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” – bếp lửa thực
+ Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” diễn tả sự dịu dàng, ấm áo, kiên nhẫn của người nhóm lửa
+ Biện pháp điệp từ (điệp từ “bếp lửa”) gợi lên hình ảnh sống động lung linh nhưng hết sức thân thuộc gần gũi với người cháu
→ Hình ảnh bếp lửa làm trỗi dậy dòng kí ức về bà và tuổi thơ
- Kỉ niệm về tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn
+ “Đói mòn đói mỏi” người cháu thấy ám ảnh bởi nạn đối và quá khứ đau thương của dân tộc
+ Ấn tượng về khói bếp hun nhèm mắt cháu để khi nghĩ lại “sống mũi còn cay”
+ Dòng hổi tưởng, kỉ niệm gắn với âm thanh tiếng tu hú của chốn đồng nội: tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần trong bài khi thẳng thốt, lúc khắc khoải, mơ hồ tất cả để gợi lên không gian mênh mông, bao la, buồn vắng đến lạnh lùng
+ Tâm trạng của cháu vì thế cũng tha thiết, mãnh liệt hơn bởi sự đùm bọc, che chở của bà
- Tuổi thơ khó khăn gian khổ nhưng cháu được mà yêu thương,che chở
+ ”bà dạy”, bà chăm” thể hiện sâu đậm tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương vô bờ và sự chăm chút của bà đối với cháu
+ Ngay cả trong gian khó, hiểm nguy của chiến tranh bà vẫn vững vàng – phẩm chất cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng ( Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh)
→ Qua dòng hồi tưởng về bà, những dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nỗi nhớ của người cháu thể hiện tình yêu thương vô hạn đối với bà
2. Những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa
Suy ngẫm về cuộc đời bà
- Từ những kỉ niệm, hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà
+ Hình ảnh bếp lửa kết tinh trong hình ảnh ngọn lửa: ngọn lửa của tình yêu thương, sự hhi sinh luôn ủ sẵn trong lòng bà để làm sáng lên hy vọng, ý chí
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu, người bà nhen nhóm những điều thiện lương tốt đẹp đối với cháu
→ Hình ảnh người bà trong lòng cháu là người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền niềm tin, sức sống tới thế hệ tương lai
- Sự tần tảo, hi sinh của bà thể hiện: “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”: sự chiêm nghiệm của cháu về cuộc đời bà
+ Cuộc đời bà đầy những gian truân, vất vả, lận đận trải qua nắng mưa tưởng như không bao giờ dứt
+ Điệp từ “nhóm” lặp lại bốn lần: người bà đã nhóm lên, khơi dậy những yêu thương, kí ức và giá trị sống tốt đẹp trong lòng người cháu
- Hình ảnh bếp lửa kết tinh thành hình ảnh ngọn lửa chất chứa niềm tin, hy vọng của bà
+ Người cháu như phát hiện ra điều kì diệu giữa cuộc sống đời thường “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa” : người cháu thấm nhuần được tình yêu thương và đức hi sinh của bà.
3. Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà
+ Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà.
+ Kết thúc bài thơ tác giả tự vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” : niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu;
Tác giả rất thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng mang ý nghĩa thực, mang ý nghĩa biểu tượng: bếp lửa
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu;
- Bài thơ chứa đựng triết lý, ý nghĩa thầm kín: những điều thân thiết của tuổi thơ của mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình cuộc đời, tình yêu thương và lòng biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, quê hương.