Hướng dẫn soạn bài Đồng chí - Chính Hữu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Câm Yen

cảm nhận của em về cơ sở hình thành tình đồng chí trong bài '' đông chí''của Chính Hữu

Đặng Thị Huyền Trang
30 tháng 10 2017 lúc 18:15

Trong bài thơ Đồng chí, tôi muốn nhấn mạnh đến tình đồng đội. Suốt cả cuộc chiến đấu, chỉ có một chỗ dựa dường như là duy nhất để tồn tại, để chiến đấu là tình đồng chí, tình đồng đội Đồng Chí ở đây là tình đồng đội. Không có đồng đội, như không thể nào hoàn thành được trách nhiệm. Bài Đồng chí là lời tâm sự viết ra để tặng người lính, tặng đồng đội của mình.”.thật vậy, không gian trữ tình trong Đồng chí giá buốt mà không lạnh lẽo. Hơi ấm tỏa ra từ tình người,tình tri kỉ, kề vai sát cánh bên nhau của những con người chung lí tưởng, chung chí hướng. Họ sống trong tình đồng đội, nhờ đồng đội, vì đồng đội. Điểm giống nhau về cảnh ngộ xuất thân giúp họ có thể dễ dàng gần gũi, đồng cảm với nhau: ''Quê hương anh.....quen nhau'' .Anh và tôi" chỉ giống nhau cái nghèo khó của đất đai, đồng ruộng. Anh từ miền quê ven biển: “nước mặn đồng chua”. Tôi từ vùng đất cao “cày lên sỏi đá”. Hai người xa lạ,hai phương trời xa lạ trở thành tri kỉ :'' Súng bên súng ......tri kỉ ''.Những người ấy gặp nhau trong cuộc chiến đấu vì sự nghiệp chung của dân tộc đã xóa bỏ mọi khoảng cách xa lạ về không gian nơi sinh sống của mỗi người. “Súng bên súng” là chung chiến đấu, “đầu sát bên đầu” thì chung rất nhiều: không chỉ là gần nhau về không gian mà còn chung nhau ý nghĩ, lí tưởng” . Đến khi đắp chung chăn trong đêm giá rét thì họ đã thực sự là anh em một nhà trở thành những anh em thân thiết , có khi còn hơn những anh em ruột thịt .( hì...mình nghĩ đươc có vậy thôi à...nếu bạn nghĩ đc câu nào hay hơn thì cứ cho vào nha ...giúp câu thơ mượt hơn đó ).Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” để thể hiện tình kháng chiến gắn bó, bền chặt. Để nói về sự gần gũi, sẻ chia về cái thân tình ấm áp không gì hơn là hình ảnh đắp chăn chung. Như thế, tình đồng chí đặt bắt nguồn từ cơ sở một tình tri kỉ sâu sắc, từ những cái chung giữa “anh” và “tôi”.Câu thơ thứ bảy chỉ gồm hai tiếng : Đồng chí .Nếu không kể nhan đề thì đây là lần duy nhất hai tiếng Đồng chí xuất hiện trong bài thơ, làm thành riêng một câu thơ.(nếu bạn muốn hay hơn nưã thì trước tiên hãy nói hai từ Đồng Chí ngân vang lên ở câu thơ thứ bảy thật đặc biệt nha ) . Câu này có ý nghĩa quan trọng trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốctrong mạch cảm xúc và những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội, tri kỉ, đến đây được nâng lên thành tỉnh đồng chí thiêng liêng . Đồng chí là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng , chung mực đích. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, những cá thể, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chỉ vừa giản dị, lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế. Phần tiếp theo của bài thơ, với những chi tiết, hình ảnh cụ thể tác giả đã thể hiện tình cảm sâu sắc của những người Đồng chí. Trước hết, họ cùng chung một nỗi nhớ quê hương:''Ruộng nương anh .....ra lính '' .Trong nỗi nhớ quê hương đó, còn xen lẫn nỗi có nỗi nhớ ruộng nương, nhớ nhà, nhớ giếng nước, gốc đa .Nỗi nhớ ở đây là nỗi nhớ hai chiều. Nói. “giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính" cũng là nói lên nỗi nhớ quê , nhớ giếng nước, gốc đa. Tình quê hương luôn đậm sâu trong những người đồng chí, là sự đồng cảm của những người đồng đội.Người lính hiện lên thật cứng cỏi, dứt khoát lên đường theo tiếng gọi non sông song tình quê hương trong mỗi người không khi ”nào phai mờ. Và bên cạnh hình bóng quê hương, điểm tựa vững chắc cho người lính, là đồng đội:'' Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh ......tay lắm lấy bàn tay '' .Bài thơ kết bằng hình tượng những người đồng chí trong thời điểm thực tại, khi họ đang làm nhiệm vụ chiến đấu:'' Đêm rừng hoang sương muối .......đầu súng trăng treo '' . Có thể xem đây là một trong những hình ảnh thơ đẹp nhất về người lính trong thơ ca kháng chiến. Ba câu thơ phác ra một bức tranh vừa mang chất chân thực của bút pháp hiện thực, vừa thấm đẫm cái bay bổng của bút pháp lãng mạn.Hình ảnh người lính hiện lên : khẩu súng - vầng trăng. Dưới cái nhìn của người trong cuộc, người trực tiếp đang cầm súng, trong một sự kết hợp bất ngờ, đấu súng và vầng trăng như không còn khoảng cách xa về không gian, để thành: “Đầu súng trăng treo”.Sự quan sát là hiện thực, còn sự liên tưởng trong miêu tả là lãng mạn. Hình ảnh súng tượng trưng cho hành động chiến đấu, tinh thần quyết chiến vì đất nước. Trăng tượng trưng cho cái đẹp yên bình, thơ mộng. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” mang ý nghĩa khái. quát về tư thế chủ động, tự tin trong chiến đấu. Nói rộng ra, hai hình ảnh tương phản sóng đôi với nhau tạo nên biểu tượng về tình thân, ý chí sắt đá mà bay bổng, trữ tình của dân tộc Việt Nam, chung nhau cảnh ngộ, chung nhau lí tưởng, chung nhau cái rét, cái khổ,... những người lính - những người đồng chí sống, chiến đấu vì sự nghiệp chung của dân tộc, Bài thơ Đồng Chí đã thể hiện rất rõ vẻ đẹp của những con người sống và chiến đấu cho hạnh phúc và tự do. Mình nghĩ vậy nha...nếu như có sai sót thì cho mình xin lỗi

Câm Yen
30 tháng 10 2017 lúc 14:08

mấy bạn đừng copy trên mạng nha

Nguyễn Anh Thư
24 tháng 11 2017 lúc 23:02

Cho bạn một like nha trong dùng thực lực chứ không chép trên mạng 😄😄


Các câu hỏi tương tự
nguyễn thị ngọc anh
Xem chi tiết
Đỗ Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Trân Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Thiên Thiên
Xem chi tiết
Cơn Gió Lạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
Hạnh Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết