Dàn bài
Mở bài:
Trong bài thơ” Kinh gửi cụ Nguyễn Du”, nhà thơ Tố Hữu bồi hồi xúc động cất lên:
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru năm nào
Đã hơn 200 năm trôi qua, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã trở thành “tiếng mẹ ru”, thành lời của non nước trong lòng hàng triệu độc giả yêu thơ. Sức hấp dẫn của kệt tác “Truyện Kiều” không chỉ bởi những thành công đặc sắc về nghệ thuật mà còn bởi tấm lòng nhân đạo cao cả của đại thi hào Nguyễn Du. Đến với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, ta sẽ cảm nhận được điều đó.
Thân bài:
Ý 1: Giải thích sơ lược cảm hứng nhân văn là gì?
- Lịch sử vấn đề (là một trong hai nguồn cảm hứng lớn dân tộc: yêu nước và nhân đạo)
- Bản chất vấn đề: nhân văn là gì?
- Ý nghĩa vấn đề: nhân đạo có ý nghĩa gì?
Ý 2: Chứng minh các biểu hiện của cảm hứng nhân văn trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”:
a) Trước hết là thái độ ngợi ca, nâng niu, trân trọng vẻ đẹp con người (vẻ đẹp ngoại hình, nội tâm, tài năng)
b) Thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng cho số phận của nhân vật. Bộc lộ qua những dự cảm của tác giả về cuộc đời và số phận của Thúy Kiều:
- Có sự hội tụ vẻ đẹp sắc – tài – tình. Quan niệm “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đối” của người xưa luôn ám ảnh trong tâm trí Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều. Nhà thơ nhiều lần nói về chữ “tài” với những niềm trăn trở khôn nguôi:
Chữ tài đi với chữ tai một vần
Hay:
Một vừa hai phải ai ơiTài tình chi lắm cho trời đất ghen
Sự hội tụ tài năng của Thúy Kiều và cẻ đẹp sắc sảo của nàng khiến trời đất phải lên tiếng, thiên nhiên không còn nhường đường sẻ lối cho Thúy Kiều như cách nhìn ưu ái của Thúy Vân, ngược lại thiên nhiên đã dậy sóng, đã ghen tị với vẻ đẹp của Thúy Kiều. “Hoa” đã nổi “ghen”. “liễu” đã nổi “hờn” trước vẻ đẹp của nàng. Điều đó khiến trái tim Nguyễn Du không thể không thao thức để bộc lộ sự quan tâm lo lắng cho nhân vật…
Kết bài: Khẳng định vấn đề.
Tham khảo:
Goethe - nhà đại tư tưởng người Đức-từng phát biểu một câu nói rất sâu sắc: “ Chỉ những công cuộc nào vì cảnh ngộ mà làm nên mới lâu bền được ”. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du quả thật là một tác phẩm làm nên từ cảnh ngộ
Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, chứng kiến nhiều oan khuất của những người phụ nữ, cụ Nguyễn Du đã viết nên danh tác bằng tất cả lòng ngưỡng mộ và cảm thương sâu sắc cho những bóng hồng tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh. Truyện Kiều kể về cuộc đời đầy trắc trở, nỗi đau đớn đoạn trường của nàng Kiều tài sắc, từ đó lên án hiện thực đau lòng của xã hội phong kiến đương thời. Trong tác phẩm, đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” được đưa vào sách giáo khoa là một đoạn miêu tả nhân vật đặc sắc, thể hiện rõ nét tài sắc của nàng Kiều và đưa ra dự cảm cho số phận đoạn trường của nàng
Nguyễn Du sinh ra trong thời kì loạn lạc, đất nước xảy ra nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc, nhà Thanh kéo quân xâm lược nước ta. Sinh thời ông chứng kiến nhiều nỗi bất hạnh oan khuất của nhân dân và cảm thương sâu sắc cho số phận của họ, đặc biệt đối với những người phụ nữ. Hoàn cảnh sống và tâm hồn đa tư đa lự của cụ Nguyễn Du đã cho ra đời danh tác truyện Kiều lưu truyền muôn đời. Tác phẩm đặc biệt thành công trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, tiêu biểu là trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” với bút pháp ước lệ - lấy cảnh tả người đặc sắc. Đoạn trích không những thành công khắc họa chân dung Vân, Kiều mà còn đưa ra dự cảm về số phận chìm nổi của nhân vật chính
Hai câu thơ đầu trong đoạn trích đã giới thiệu sơ lược hai nhân vật được miêu tả
Tự ngàn xưa trăng đã xuất hiện nhiều trong thơ ca. Trăng mang một vẻ đẹp dịu dàng, thanh cao mà tràn đầy quyến rũ. “ Tố nga ” là từ Hán Việt có nghĩa đen là vầng trăng đẹp, trong truyện Kiều lại được dùng để giới thiệu hai tiểu thư xinh đẹp, thật là tinh tế ! Ngay từ câu đầu tiên, cụ Nguyễn Du đã giúp người đọc hình dung được Vân và Kiều có vẻ đẹp thanh cao của con nhà quyền quí.
Nhắc đến mai và tuyết, ta liền nhớ đến dáng vẻ thanh thoát, uyển chuyển của cây mai và màu trắng tinh khiết, trong sạch của những bông tuyết. Bút pháp ước lệ trong câu thơ “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần ” đã nêu phẩm chất tốt đẹp của chị em Thúy Kiều: cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng. Câu thơ kế tiếp lại khẳng định Vân và Kiều mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng và đều là vẻ đẹp hoàn mĩ “ mười phân vẹn mười ”.
Vẻ đẹp của nàng Vân là vẻ đẹp phúc hậu từ khuôn mặt đến cử chỉ. Hình ảnh trăng lại xuất hiện để tả khuôn mặt đầy đặn của nàng, hợp với hàng lông mày nở nang tạo nên nét đẹp thuần hậu. Nụ cười tươi như hoa và những lời ngọc ngà, đứng đắn, nghiêm trang của Vân đã nói lên phẩm chất tốt đẹp của nàng. Lại thêm mái tóc bồng bềnh mềm mại như mây và làn da trắng tuyết đã khẳng định Vân là một nữ nhân xinh đẹp, đức độ. Bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã ví vẻ đẹp của Thúy Vân với những gì cao đẹp nhất của thiên nhiên: trăng, con ngài, hoa, ngọc, mây và tuyết. Tuy nhiên việc miêu tả nàng Vân của cụ mang tính cụ thể hơn đối với Kiều: cụ thể trong bút pháp liệt kê mặt, lông mày, tiếng cười, lời nói, mái tóc, làn da, trong cách dùng từ láy “ trang trọng ”, “ đầy đặn ”, “ nở nang ” khiến chân dung nàng trở nên thật rõ nét. Chân dung của nàng cũng mang tính dự báo số phận. Vẻ phúc hậu, hòa hợp với thiên nhiên, được thiên nhiên chấp nhận “ thua ”, “ nhường ” đã nói trước cuộc đời bình lặng, suôn sẻ của nàng
Truyện Kiều”(Đoạn trường tân thanh) được viết từ cảm hứng nhân văn sâu sắc và mãnh liệt của đại thi hào Nguyễn Du. Tinh thần nhân văn chủ nghĩa xuyên thấm trong tác phẩm chưa bao giờ nhàm cũ bởi bản thân nó là những giá trị vượt thời gian. Chỉ qua tìm hiểu một vài biểu hiện ở đoạn giới thiệu nhân vật chị em Thúy Kiều, ta sẽ thấy rõ hơn cả tài và tâm trong bút lực siêu phàm của cụ Nguyễn.
Cảm hứng là động lực bên trong thúc đẩy sáng tạo. Cảm hứng nhân văn trong tác phẩm văn học là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị cao đẹp của con người đã chuyển hóa thành những cảm xúc mạnh mẽ trong quá trình sáng tạo của nhà văn. Những liên tưởng được gợi mở từ thế giới nghệ thuật của “Kim Vân Kiều truyện”, những điều trông thấy và trải nghiệm, những yêu thương trăn trở nung nấu về số phận con người đã gặp gỡ trong trái tim nghệ sĩ, khiến khát vọng sáng tạo trào dâng rồi tuôn chảy thành thiên tuyệt bút “Đoạn trường tân thanh”. Ở trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”, cảm hứng nhân văn Nguyễn Du biểu hiện tinh tế, độc đáo, tài hoa trên nhiều khía cạnh - từ kết cấu, bút pháp đến ngôn từ, giọng điệu.
Cảm hứng nhân văn đã tác động, chi phối triệt để ý thức sáng tạo của tác giả trong thao tác xử lý các tình tiết, chi tiết cho truyện thơ của mình. Ở đoạn trích này, Nguyễn Du lựa chọn nhiều chi tiết khác với nguyên văn cuốn tiểu thuyết chương hồi. Trong phần đầu “Kim Vân Kiều truyện”, Thanh Tâm Tài Nhân giới thiệu: “...chị tên Thúy Kiều, em tên Thúy Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thúy Kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thúy Kiều thạo hồ cầm, thường nhân lúc rảnh, can ngăn chị: - Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết, không được nhã! Thúy Kiều nghe em can, nhưng không cho thế là phải, thường soạn bài ca bạc mệnh, phả vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe đều chau mày rơi lệ…”. Sau mấy trang, khi nhân vật Kim Trọng xuất hiện, ông lại viết tiếp: “Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy: Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào, còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả…” (Kim Vân Kiều truyện, NXB ĐHQGHN, 1999). Hai đoạn văn - một văn kể, một văn tả - không có quan hệ liền kề, liền mạch. Vậy nhưng, đến với Nguyễn Du, nó được kết nối, tái tạo. Và, trong “Truyện Kiều”, khi trích riêng 24 câu tả hai chị em từ trong 32 câu về gia cảnh họ Vương vẫn có được một đoạn thơ với hình hài cân xứng, chặt chẽ: giới thiệu chung (Đầu lòng hai ả tố nga), gợi tả em (Vân xem trang trọng khác vời…), đặc tả chị (Kiều càng sắc sảo mặn mà…), rồi nhận xét về cảnh sống (Phong lưu rất mực hồng quần…). Nguyễn Du đã rất tinh tế trong việc tạo nên kết cấu cân xứng ấy, với dụng ý rõ ràng: miêu tả để người đọc có được những hình dung trọn vẹn về các nhân vật, cả chân dung và số phận, đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều. Không khó để nhận ra bên cạnh sự kế thừa, tác giả truyện thơ đã lược bỏ và bổ sung nhiều chi tiết, thay đổi trật tự miêu tả. Vì sao có những điểm khác ấy, ngẫu nhiên hay có chủ đích? Cần lưu ý rằng thành công của thể truyện được thể hiện ở nhiều khâu, đặc biệt là khâu tạo tình huống - ở “Truyện Kiều” là tình huống Kim, Kiều gặp gỡ rồi đính ước - nhưng trước khi tạo tình huống thì khâu giới thiệu về nhân vật sao cho ấn tượng cũng vô cùng quan trọng. Đặt trong mạch truyện, đây là đoạn giới thiệu nhân vật chính, cho nên mọi thao tác nghệ thuật của Nguyễn Du đều nhằm chuẩn bị cho sự xuất hiện của Thúy Kiều - chính vì “Đoạn trường tân thanh” là câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận chìm nổi trôi dạt của nàng. Theo đuổi mục đích biểu đạt rõ nét và sâu sắc bức tranh của số phận con người, một cách rất tự nhiên, từ những dòng thơ đầu Nguyễn Du đã khởi tạo một thế giới nghệ thuật mới.
Việc đối chiếu trên đây còn cho thấy, về bút pháp, văn Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu kể còn thơ Nguyễn Du lại thiên về gợi tả nhân vật. Tác giả “Truyện Kiều” đã vận dụng tài tình bút pháp ước lệ cổ điển, từ việc tạo nên kết cấu cân xứng đến các thủ pháp miêu tả. Và, từ trong khuôn khổ tư tưởng nghệ thuật thời trung đại, ngòi bút Nguyễn Du còn khẳng định những giá trị mới mẻ, vượt thời gian. Đó chính là sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người được biểu hiện một cách tinh tế, cụ thể và rất độc đáo. Tuy nhiên, cái tinh tế và độc đáo trong cảm hứng nhân văn Nguyễn Du không phải bao giờ cũng được nhìn nhận, đánh giá và lý giải thật thuyết phục. Nhìn vào đoạn thơ này, dễ thấy dung lượng và cách tả khác nhau: người tả ít, người tả nhiều; người được tả trước, người được tả sau; người được tập trung vào ngoại hình, người lại được tả thêm về tài năng;… Từ những đặc điểm đó, hầu như người dạy rồi người học ai cũng dễ dàng gật đầu thống nhất ở những nhận xét quen tai về hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp mà Nguyễn Du vận dụng. Một ví dụ điển hình, sự tinh tế của tác giả khi miêu tả nhân vật Thúy Kiều được nhấn mạnh ở chỗ: “…chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền nổi bật lên chân dung Thúy Kiều. Có thể coi đây là thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Nguyễn Du chỉ dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới mười hai câu thơ để cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.” (Ngữ văn 9, tập một, SGV). Thậm chí, có ý kiến mang màu sắc đối thoại, kiểu: “Thúy Vân được giới thiệu trước. Nếu giới thiệu sau thì mất thú, vì Vân kém Kiều. Giới thiệu Thúy Kiều thì nói sắc đẹp trước, vì tương phản với Vân…” (trích theo Tư liệu Ngữ văn 9). Các thủ pháp biểu hiện trong văn học luôn mang ý nghĩa tư tưởng. Bình tĩnh đọc lại, vừa đặt trong tổng thể mạch truyện vừa xem xét các chi tiết trong đoạn trích, chúng tôi thấy cần cân nhắc những ý kiến có phần còn hời hợt kể trên, bởi nếu không cẩn trọng thì sẽ cắt nghĩa thiếu căn cứ, hiểu không chính xác về tư tưởng nhân văn Nguyễn Du. Điều chúng tôi quan tâm là ở chỗ làm thế nào để cảm nhận được thái độ và cảm xúc thẩm mỹ của tác giả trong toàn bộ câu chuyện, đặc biệt là trong từng chi tiết, từng thao tác của việc sáng tạo với những biểu hiện cụ thể ở đoạn trích cụ thể này? Ngoài những hiểu biết cơ bản thống nhất khi đọc hiểu trích đoạn Chị em Thúy Kiều trước đến nay, chúng tôi muốn làm sáng tỏ thêm điểmtinh tế và độc đáo của cảm hứng nhân văn Nguyễn Du qua việc lý giải câu hỏi: Cần hiểu như thế nào về thái độcủa tác giả thể hiện qua trình tự miêu tả? Liệu Thúy Vân có phải “được miêu tả trước để làm nền” trong cái gọi là “thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy”? Liệu có thể nói rằng Vân “kém Kiều” và “tương phản với Kiều”?
Về trình tự miêu tả, như đã nói, tác giả hướng tới điều cốt yếu: nhằm chuẩn bị cho sự xuất hiện ấn tượng và trọn vẹn của nhân vật trung tâm Thúy Kiều. Đó là điểm khác và mới của Nguyễn Du so với Thanh Tâm Tài Nhân. Đặt vào toàn bộ tác phẩm, chỉ nên nhìn nhận sáng tạo ấy ở góc độ thể loại, hay nói cách khác, là sáng tạo thuộc về kĩ thuật viết truyện. Không nên xem đó như thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy để rồi cái nhìn của người đọc bị hút vào những quan hệ tương phản, đối chọi dẫn đến thao tác nhận xét đâu là phía làm nền/ phông nền, đâu là phía được tôn lên/ tôn vinh; rồi định vị chính - phụ, so sánh hơn - thua... Thái độ của Nguyễn Du không phải như thế. Cái nhìn so sánh tương phản không phải là ấn tượng tác giả muốn đem lại cho người đọc, cho dù Thúy Vân là nhân vật phụ trong hệ thống nhân vật của Truyện Kiều, cho dù Thúy Kiều là nhân vật được nhà thơ dành cho nhiều tình yêu thương nhất, gửi gắm nhiều tâm sự nhất. Nhìn từ góc độ đoạn trích, với tư cách một văn bản có tính chỉnh thể tương đối, quan hệ của hai đối tượng miêu tả trong đoạn càng không phải là quan hệ tương phản, hơn - kém. Chính xác đó là quan hệ khác biệt. Quan hệ ấy được thể hiện từ những câu thơ đầu: “Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”, “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Khác về ngôi thứ và đặc điểm. Ngay khi giới thiệu nhân vật, bằng những hình ảnh ước lệ, tác giả tả chung “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, và nhấn mạnh nét riêng không thể lẫn “mỗi người một vẻ” trong cái hoàn hảo của “tố nga” “mười phân vẹn mười”. Phác thảo thôi mà hình hài nhân vật đã thoáng hiện trong cảm nhận của người đọc, ấn tượng cả cái chung và cái/ vẻ riêng. Nhấn mạnh/ lưu tâm/ trân trọng cái riêng trong quan hệ với cái chung, nhất là khi đang nói về nhan sắc của những mỹ nhân, mỗi người đẹp theo mỗi “vẻ” khác nhau, chứng tỏ Nguyễn Du rất tài tình, rất tinh đời và hiểu đời. Tinh thần nhân văn chủ nghĩa là ở đó, xuất phát từ ý thức/ nhận thức về dấu ấn con người cá nhân (ý thức về cái riêng trong cái chung) của tác giả. Truyền cảm hứng ấy vào nhân vật, để nhân vật sống với muôn đời, Nguyễn Du đã ghi dấu tư tưởng mới mẻ, vượt thời gian từ hơn 200 năm trước!
Như vậy, kế thừa của Thanh Tâm Tài Nhân rồi đảo trật tự miêu tả, lược bỏ chi tiết “cả hai chị em đều thạo thơ phú”…, tác giả “Đoạn trường tân thanh” không chỉ tạo nên sự khác biệt như đã nói, mà đó còn là sự lựa chọn nhằm biểu đạt dụng ý nghệ thuật riêng, xuất phát từ cảm hứng sáng tạo mãnh liệt. Do vị trí vai trò khác nhau của nhân vật trong hệ thống cốt truyện nên tác giả tả Vân trước Kiều sau, tả Vân ít tả Kiều nhiều. Cho nên, nói “chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền nổi bật lên chân dung Thúy Kiều”, “lấy Vân làm nền để tô đậm Kiều lên” là hiểu không chính xác về thái độ và cảm xúc của Nguyễn Du. Nói rằng Vân “kém Kiều” và “tương phản với Kiều” lại cũng hiểu không đúng tinh thần nhân văn cụ Nguyễn.
Khi tạo ra nhân vật, nhà văn thường nhằm khái quát tính cách của con người, và mỗi nhân vật khái quát những tính cách khác nhau, thuộc về những môi trường khác nhau của đời sống. Qua Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du không nhằm so sánh, không phân biệt ai làm nền cho ai nổi bật, mà chính là nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật với những đặc điểm tính cách và số phận riêng. Cả hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều hiện lên như những hình tượng lý tưởng, hoàn thiện hoàn mỹ, được miêu tả bằng bút pháp ước lệ, bằng các chất liệu so sánh cao đẹp mượn từ thiên nhiên. Tuy nhiên, đáng chú ý là khi miêu tả chân dung, bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Du làm nổi bật được thần thái của từng nhân vật. Thần thái gắn với tính cách, tính cách làm nổi lên dự cảm về số phận - những điều sẽ được tác giả miêu tả về sau. Đó là hai người phụ nữ, hai thân phận đàn bà vốn cùng xuất thân từ nơi “Êm đềm trướng rủ màn che” nhưng những biến cố gia đình rồi sẽ biến họ thành những số phận khác nhau. Đặt nhân vật trong sự soi chiếu từ tổng thể mạch truyện như thế, người đọc mới mong có thể đến gần hơn với tấm lòng cụ Nguyễn qua những câu “Kiều” trong từng trích đoạn.
Nguyễn Du tả Thúy Vân không chỉ tả ngoại hình, mà ngoại hình ấy gắn với phẩm chất. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp vượt lên nhan sắc, vừa hài hòa phúc hậu, vừa nền nã sang quý, khiến khắp đất trời ai ai cũng cảm mến, nể vì. Không còn là miêu tả khách quan nữa, cụ Nguyễn đã dành những lời đẹp nhất bộc lộ cảm xúc ngợi ca con người “khác vời” cả về nhan sắc và đức hạnh ấy: “Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”! Chẳng phải tác giả thiên về tả ngoại hình Thúy Vân mà bỏ qua phẩm hạnh, mà phải thấy con người có nhan sắc khác thường và phẩm hạnh sang quý đến như vậy thì chẳng còn gì để bút mực phải nói thêm. Còn với Thúy Kiều thì khác. Vân đã đẹp, Kiều lại “càng” tuyệt mỹ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà/ So bề tài sắc lại là phần hơn/ Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh/ Một hai nghiêng nước nghiêng thành/ Sắc đành đòi một, tài đành họa hai…”. Nguyễn Du viết “lại là phần hơn” trong cái ngữ điệu thể hiện cái tâm thế vừa ngắm vẻ đẹp này lại được ngắm vẻ đẹp khác, bộc lộ cảm hứng ngợi ca/ tung hô sắc tài vượt ngưỡng của con người, chứ không phải có ý so sánh hơn - kém giữa hai nàng. Nhan sắc vượt ngưỡng, phẩm hạnh hơn người và đa tài thiên bẩm - tất cả đều “phát tiết ra ngoài”, những điều đó oái oăm thay lại gắn với kiếp “đoạn trường”, lại là cái cớ chuốc lấy những ghét ghen. Dự cảm về kiếp “đoạn trường” ấy đã được bộc lộ khi tác giả khắc họa tài sáng tạo âm nhạc của Kiều. Với nàng, nghệ thuật như là tiếng nói huyền bí của nội tâm: “Khúc nhà tay lựa nên chương/ Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”. Bắt đầu tả chân dung Kiều là “Kiều càng…”, khép lại dòng thơ khắc họa chân dung nàng thì “…lại càng não nhân”! Cho nên, có thể thấy, cùng với giọng điệu tụng ca/ tung hô sắc tài của nhân vật, chữ nghĩa Nguyễn Du còn có gì đó như muốn đay đả “số mệnh” trong khi nói đến cái “ghen” cái “hờn” của liễu, của hoa. Ngợi ca Thúy Vân, Nguyễn Du ngợi ca một người con gái có số phận coi như “êm đềm” giữa đời thường. Ngợi ca Thúy Kiều, Nguyễn Du ngợi ca sắc tài phẩm hạnh trong một thân phận bị nhấm chìm dưới đáy xã hội, thân phận gái điếm; Nguyễn Du đứng về phía nước mắt, đứng về phía cái đẹp, cái thiện bị cuộc đời đối xử bất công, bị chà đạp bầm dập. Cả hai người con gái sắc nước hương trời, phẩm hạnh hơn người sinh trưởng từ cuộc sống yên bình khuôn phép đều xứng đáng hưởng hạnh phúc. Nhưng rồi, “phận đàn bà” hóa ra “Lời rằng bạc mệnh…”! Nguyễn Du dành sự trân trọng, yêu thương cho cả hai nhân vật như nhau, trong mọi hoàn cảnh, “có đâu thiên vị người nào”…
Goethe - nhà đại tư tưởng người Đức-từng phát biểu một câu nói rất sâu sắc: “ Chỉ những công cuộc nào vì cảnh ngộ mà làm nên mới lâu bền được ”. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du quả thật là một tác phẩm làm nên từ cảnh ngộ
Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, chứng kiến nhiều oan khuất của những người phụ nữ, cụ Nguyễn Du đã viết nên danh tác bằng tất cả lòng ngưỡng mộ và cảm thương sâu sắc cho những bóng hồng tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh. Truyện Kiều kể về cuộc đời đầy trắc trở, nỗi đau đớn đoạn trường của nàng Kiều tài sắc, từ đó lên án hiện thực đau lòng của xã hội phong kiến đương thời. Trong tác phẩm, đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” được đưa vào sách giáo khoa là một đoạn miêu tả nhân vật đặc sắc, thể hiện rõ nét tài sắc của nàng Kiều và đưa ra dự cảm cho số phận đoạn trường của nàng
Nguyễn Du sinh ra trong thời kì loạn lạc, đất nước xảy ra nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc, nhà Thanh kéo quân xâm lược nước ta. Sinh thời ông chứng kiến nhiều nỗi bất hạnh oan khuất của nhân dân và cảm thương sâu sắc cho số phận của họ, đặc biệt đối với những người phụ nữ. Hoàn cảnh sống và tâm hồn đa tư đa lự của cụ Nguyễn Du đã cho ra đời danh tác truyện Kiều lưu truyền muôn đời. Tác phẩm đặc biệt thành công trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, tiêu biểu là trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” với bút pháp ước lệ - lấy cảnh tả người đặc sắc. Đoạn trích không những thành công khắc họa chân dung Vân, Kiều mà còn đưa ra dự cảm về số phận chìm nổi của nhân vật chính
Hai câu thơ đầu trong đoạn trích đã giới thiệu sơ lược hai nhân vật được miêu tả
Tự ngàn xưa trăng đã xuất hiện nhiều trong thơ ca. Trăng mang một vẻ đẹp dịu dàng, thanh cao mà tràn đầy quyến rũ. “ Tố nga ” là từ Hán Việt có nghĩa đen là vầng trăng đẹp, trong truyện Kiều lại được dùng để giới thiệu hai tiểu thư xinh đẹp, thật là tinh tế ! Ngay từ câu đầu tiên, cụ Nguyễn Du đã giúp người đọc hình dung được Vân và Kiều có vẻ đẹp thanh cao của con nhà quyền quí.
Nhắc đến mai và tuyết, ta liền nhớ đến dáng vẻ thanh thoát, uyển chuyển của cây mai và màu trắng tinh khiết, trong sạch của những bông tuyết. Bút pháp ước lệ trong câu thơ “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần ” đã nêu phẩm chất tốt đẹp của chị em Thúy Kiều: cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng. Câu thơ kế tiếp lại khẳng định Vân và Kiều mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng và đều là vẻ đẹp hoàn mĩ “ mười phân vẹn mười ”.
Vẻ đẹp của nàng Vân là vẻ đẹp phúc hậu từ khuôn mặt đến cử chỉ. Hình ảnh trăng lại xuất hiện để tả khuôn mặt đầy đặn của nàng, hợp với hàng lông mày nở nang tạo nên nét đẹp thuần hậu. Nụ cười tươi như hoa và những lời ngọc ngà, đứng đắn, nghiêm trang của Vân đã nói lên phẩm chất tốt đẹp của nàng. Lại thêm mái tóc bồng bềnh mềm mại như mây và làn da trắng tuyết đã khẳng định Vân là một nữ nhân xinh đẹp, đức độ. Bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã ví vẻ đẹp của Thúy Vân với những gì cao đẹp nhất của thiên nhiên: trăng, con ngài, hoa, ngọc, mây và tuyết. Tuy nhiên việc miêu tả nàng Vân của cụ mang tính cụ thể hơn đối với Kiều: cụ thể trong bút pháp liệt kê mặt, lông mày, tiếng cười, lời nói, mái tóc, làn da, trong cách dùng từ láy “ trang trọng ”, “ đầy đặn ”, “ nở nang ” khiến chân dung nàng trở nên thật rõ nét. Chân dung của nàng cũng mang tính dự báo số phận. Vẻ phúc hậu, hòa hợp với thiên nhiên, được thiên nhiên chấp nhận “ thua ”, “ nhường ” đã nói trước cuộc đời bình lặng, suôn sẻ của nàng
Nhan sắc của Vân và Kiều lại mang tính đối lập nhau. Nếu sắc đẹp của Vân nhẹ nhàng, hiền dịu thì Kiều sắc sảo, quyến rũ
Câu thơ đầu tả Kiều đã khái quát đặc điểm nàng: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Nguyễn Du lại khẳng định nàng tài sắc hơn hẳn em nàng “ So bề tài sắc lại là phần hơn ”. Tác giả vẫn dùng bút pháp ước lệ quen thuộc, nhưng so với khi tả Vân thì nhan sắc của Kiều được tả không rõ rệt “ làn thu thủy, nét xuân sơn”. Người đọc phải ngẫm nghĩ mới hiểu ra cụ ví đôi mắt Kiều như nước hồ thu, lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Mùa thu, bầu trời xanh và cao hơn, mặt nước hồ phản chiếu bóng trời càng trở nên sâu hơn. Đôi mắt Kiều cũng như làn thu thủy: trong vắt, long lanh, sâu lắng, phản chiếu cả tâm hồn nàng. Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, có sức quyến rũ lớn nhất, có lẽ vì vậy mà cụ Nguyễn Du đã chọn mắt và lông mày để tả Thúy Kiều. Vẻ đẹp của nàng có thể nghiêng nước nghiêng thành, làm thiên nhiên phải “ ghen ”, “ hờn ” chứ không chịu “ thua ”, “ nhường ” như Vân. Ta nhớ đến Bao Tự, Đát Kỉ, Điêu Thuyền…những mĩ nhân khiến hôn quân phải mất nước, đồng thời số phận của họ cũng không tốt đẹp gì. Quả thật “ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen ”, Nguyễn Du đã dự cảm cho số phận đầy sóng gió, trắc trở của Kiều bởi sắc đẹp “ không thuận lòng trời ” của nàng - một số phận đoạn trường như bao mĩ nhân ngày xưa
Không những là một tuyệt sắc giai nhân, Thúy Kiều còn có tài năng thiên phú khó ai sánh bằng