Vế cách mạng Anh và Pháp. Hai cuộc cách mạng này có một số điểm chung đó là chúng được lãnh đạo bởi giai cấp tư sản (đối với cách mang Anh thì có thêm một số bộ phận của giai cấp địa chủ và quý tộc), lật đổ quyền chuyên chính của 2 vua Anh, Pháp, mang lại quyền lợi về chính trị cho giai cấp tư sản ở hai nước, và đánh dấu bước đầu của nền dân chủ tư sản ở Anh và Pháp.
Ngoài ra 2 cuộc cách mạng này còn rất nhiều điểm tương đồng, nhưng không quan trọng bằng các điểm nói trên. Ví dụ: cả hai đều bắt đầu bằng việc vua cần tiền đắp vào ngân khố nên mới triệu tập quốc hội --> quốc hội nổi loạn lật đổ nền quân chủ chuyên chế (Charles Đệ nhất của Anh và Louis Thập lục của Pháp), thành lập chế độ quân chủ nghị viện (lập hiến) --> vua tìm cách giành lại quyền lực nhưng thất bại, bị xử tử, chế độ cộng hòa được thành lập --> nền cộng hòa bị thao túng bởi một cá nhân và trở thành 1 nền độc tài (Oliver Cromwell ở Anh và Napoleon Bonaparte ở Pháp) --> nền độc tài cộng hòa sụp đổ, và chế độ quân chủ chuyên chế quay trở lại (Charles Đệ nhị và Louis Thập bát) mặc dù thế lực đã yếu hơn xưa rất nhiều và chỉ chờ ngày sụp đổ tiếp theo --> cả 2 nước đều cần những cuộc cách mạng tiếp theo để trở thành những nền dân chủ tư sản như ta thấy hiện nay (đối với Anh là cuộc Cách mạng Vinh quang, và Pháp là những cuộc cách má ng 1830, 1848, và Pháp-Phổ chiến tranh).
Điểm khác nhau chính của 2 cuộc cách mạng Anh và Pháp là ở mức độ có liên quan của giai cập quý tộc và hậu quả của nó. Nên nhớ, vua chỉ là 1 trong 3 thế lực cai trị của chủ nghĩa phong kiến. Hai thế lực kia là quý tộc và tăng lữ.
Nhiều sử gia cho rằng cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc nội chiến hơn là cách mạng giai cấp. Trong phe nghị viện của Anh, có rất nhiều người thuộc tầng lớp quý tộc. Những người này cũng căm ghét sự độc đoán của Charles như giới tư sản. Do vậy khi chiến tranh nổ ra, một số đông quý tộc đứng về phía nghị viện và giữ nhiều vai trò lãnh đạo quan trọng. Kết quả là khi phe nghị viện thắng, chỉ có một số quý tộc đứng về phe bảo hoàng là mất hết quyền lợi. Trong khi quyền lợi (chính trị và kinh tế) của giới quý tộc trong phe nghị viện vẫn còn nguyên vẹn. Cho đến ngày nay, giới quý tộc Anh vẫn tồn tại trên danh nghĩa. Cuộc cách mạng thực sự đánh dấu chấm hết cho tầng lớp quý tộc Anh (trên thực tế) không là là cuộc cách mạng này, mà là cuộc cách mạng công nghiệp. Sol không rõ vai trò và ảnh hưởng của giới tăng lữ Anh như thế nào trong cuộc cách mạng này.
Cách mạng Pháp thì khác. Trong CM Pháp, giới tư sản (1/3 nghị viện) lãnh đạo quần chúng lật đổ không phải chỉ quyền lực của vua Pháp, mà còn toàn bộ quyền lợi của giới quý tộc và tăng lữ Pháp.
Còn nữa :
So sánh cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp.
*Giống nhau: (1,5đ)
-Đều lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho CNTB phát triển.
-Động lực cách mạng là quần chúng nhân dân.
-Đều có ảnh hưởng sâu rộng và có ý nghĩa quốc tế to lớn.
*Khác nhau.
-Hình thức cách mạng:
CMTS Anh là nội chiến.
CMTS pháp vừa nội chiến vừa chống ngoại xâm.
-Giai cấp lãnh đạo:
CMTS Anh là liên minh tư sản và quý tộc mới.
CMTS Pháp chỉ có giai cấp tư sản
-Diễn biến :
Trong CMTS Anh không có bầu quốc hội, không ban hành hiến pháp.
CMTS Pháp có tiến hành bầu cử, có Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, có ban hành hiến pháp 1791, 1793.
-Tính chất:
CMTS Anh chưa triệt để: còn tàn dư của chế độ phong kiến, vấn đề ruộng đất của nhân dân chưa được giải quyết.
CMTS Pháp là cuộc CMDCTS triệt để vì đã xoá bỏ mọi tàn dư chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.