Các hình thức vận động hằng ngày như lao động chân tay, hoạt động thể thao, đi bộ, tập dưỡng sinh,... đều nhờ đến sự hoạt động của cơ. Các tế bào cơ co rút theo nhiều kiểu khác nhau: loại co chậm thường lâu mỏi, còn loại co nhanh thì nhanh mỏi, có loại ở trạng thái trung giang với hai loại trên. Khi một người thường xuyên luyện tập những môn thể dục, thể thao nhất định sẽ làm thay đổi tỉ lệ các loại tế bào co rút nhanh hay chậm để phù hợp với mức độ nặng hay nhẹ mà người đó luyện tập. Hơn thế nữa, sự luyện tập thường xuyên còn làm thay đổi hình dạng cơ và dẫn tới thay đổi hình dạng cơ thể.
1. Hãy nêu ra nguyên nhân mỏi cơ?
2. Hãy nêu biện pháp làm giảm mỏi cơ?
BẠN NÀO HỌC GIỎI GIÚP MÌNH NHA, MAI MÌNH HỌC RỒI!
Nguyên nhân: Lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu, năng lượng cung cấp cho cơ ít, axit lactic tích tụ đầu độc cơ.
Biện pháp : Hít thở sâu, xoa bóp cơ, uống nước đường, hoạt động hợp lí.
Nguyên nhân:
Sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbônic. Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic. Axit lactic bị tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi.Biện pháp:
Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.
Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
Nguyên nhân: ít luyện tập, vận động nhiều
Biện pháp: Thường xuyên tập luyện và lao động chân tay.
*Lưu ý ko nên luyện tập quá sức gây hiện tượng bong gân, chuột rút.
CHÚC BN HỌC TỐT