Bài 1. Bài mở đầu

Nguyễn Thị Thu HƯƠNG
Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú.Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học ''Cơ thể người và vệ sinh''
Nguyễn Ngọc Giáng Mi
23 tháng 8 2016 lúc 7:16

Giống nhau giữa người và động vật: Con người thuộc lớp Thú.

Khác nhau giữa người và động vật: Con người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động. Có tiếng nói, chữ viết và tư duy.

Lợi ích của việc học tập môn học" Cơ thể người và vệ sinh" : Cung cấp những kiến thức về cấu tạo và chức năng trong cơ thể người. Cung cấp những hiểu biết về vệ sinh và rèn luyện cơ thể.

 

Bình luận (0)
Huân Nguyễn
23 tháng 8 2016 lúc 20:06

1.giống: - có lông mao

           - đẻ con và nuôi con bằng sữa

           - có tuyến sữa

khác : người biết lao động , có tư duy, có tiếng nói và chữ viết

2. phần trên cũng sgk trang 6

 

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Thiện Mỹ
26 tháng 8 2016 lúc 8:45

1. - Giống: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa

- Khác: Con người có lao động, có tư duy, tiếng nói, chữ viết... nên bớt lệ thuộc vào tự nhiên.

2. Môn học ''Cơ thể người và vệ sinh'' giúp chúng ta hiểu đc cấu tạo, chức năng của cơ thể, từ cấp độ tế bào đến cấp độ cơ thể. Từ đó, đề ra các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể.

Bình luận (0)
Phạm Thị Thạch Thảo
18 tháng 8 2017 lúc 17:21

1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
-Cơ thể phủ lông mao
-Vỏ da có nhiều tuyến
-Bộ xương: Sọ gồm hai lồi cầu chẩm. Xương màng nhĩ và xương xoăn mủi phát triển phức tạp, liên quan đến sự phát triển của cơ quan thính giác và khứu giác. Cổ có 7 đốt. Chi kiểu 5 ngón điển hình
-Miệng có răng mọc trên xương hàm. Răng phân hóa và cắm vào lỗ răng.
-Não bộ phát triển cao. Bán cầu não trước có vòm não mới. Trên bề mặt não có nhiều khe rãnh. Tiểu não phát triển thành bán cầu tiểu não. Có đủ 12 đôi dây thần kinh não.
-Thị giác, thính giác, khứu giác phát triển. Mắt có mí hoạt động. Tai giữa có đủ ba xương tai: xương bàn đạp, xương đe và xương búa. Có vành tai ngoài.
-Hệ tuần hoàn: tim bốn ngăn, chỉ có cung chủ động mạch trái. Hồng cầu không nhân và lõm hai mặt.
-Hệ hô hấp có phổi và cơ quan buồng thanh. Phổi có cấu tạo hoàn chỉnh, nhiều phế nang, đảm bảo cho sự trao đổi khí với cường độ cao.
-Cơ hoành ngăn cách xoang cơ thể thành xoang ngực và xoang bụng.
-Hệ bài tiết là hậu thận. Ống dẫn niệu mở vào bóng đái.
-Đẵng nhiệt.
-Ống niệu-sinh dục và ống tiêu hóa đổ ra ngoài ở hai lỗ khác nhau, ngoại trừ thú huyệt.
2. ĐẶC ĐIỂM CÓ RIÊNG Ở NGƯỜI
-Ở loài người lớp lông mao tiêu giảm nhiều nhằm giúp cho sự tản nhiệt khi chạy đường dài, con người cũng đã biết tạo ra lửa nên lớp lông sưởi ấm không còn cần thiết.
-Bộ xương người có cột sống cong hình chữ S, lồng ngực rộng ngang, xương chậu rộng. Tay phân hóa khác chân, tay có ngón cái lớn và linh hoạt, thích nghi với việc cầm nắm, sử dụng công cụ. Chân có gót không kéo dài, ngón chân ngắn, ngón cái không đổi diện với các ngón khác, thích nghi kiểu đứng thằng, đi chạy trên mặt đất.
Ở thú cột sống hình cung, ngực hẹp ngang, xương chậu dẹp, không phân biệt tay chân. Không thích nghi với kiểu đứng thẳng kể cả vượn người.
-Não người lớn có nhiều nếp nhăn, não người có vùng cử động nói và tiếng nói. Sự hình thành tín hiệu thứ hai và khả năng tư duy trừu tượng là sự khác nhau về chất lượng hoạt động của hệ thần kinh người với thú.
-Thú có xương hàm to, góc quai hàm lớn, răng thô, khỏe. Người ăn tạp và nấu chín, do đó bộ xương hàm bớt thô, răng nanh kém phát triển, góc quai hàm bé, xương hàm dưới có lồi cằm.
-Ở người có thêm giác quan vị giác phát triển nhất trong tất cả các loài động vật.

Bình luận (0)
Phạm Thị Thạch Thảo
18 tháng 8 2017 lúc 17:22

2.

Môn học giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể từ cấp độ tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể, trong mối quan hệ với môi trường cùng với những cơ chế điều hòa các quá trình sống. Từ đó đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Yến Linh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
12 Cung Hoàng Đạo
Xem chi tiết
Dracula
Xem chi tiết
Ngưng Huyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Thảo
Xem chi tiết
Trần Phạm Nọc Tuyết
Xem chi tiết
Trần Phương Linh
Xem chi tiết