Đặt 5 câu hỏi phản biện lại câu " học thầy không tày học bạn "
đặt 10 câu hỏi phản biện lại quan điểm " học thầy không tày học bạn "
Hãy giải thích các luận điểm sau
1. Thầy giáo có trình độ và kinh nghiệm giảng dạy cao hơn bạn bè => việc học tập của chúng ta trở nên chắc chắn, hiệu quả hơn
2. Thầy giáo có khả năng giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của hsinh 1 cách chuyên nghiệp => sinh dễ hiểu bài rõ ràng, sâu sắc hơn
3. Học từ thầy giúp chúng ta học được kĩ năng, kiến thức mới ( bạn bè không thể giúp chúng ta 1 cách hoàn thiện toàn diện được )
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
MANG “SỰ SỐNG MỚI" CHO SÁCH
Với khẩu hiệu “Những trang sách cũ - Những cuộc đời mới kết thúc mỗi năm học, các bạn trẻ ở Câu lạc bộ (CLB) Hòa Vang Book Stories Club lại thu thập những cuốn sách đã học xong làm thành những món quà để tặng lại học sinh khỏa dưới. Đây là một hoạt động hữu ích của nhóm các bạn trẻ Trường THPT Hòa Vang (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng).
(1) Giữa năm 2020, trong một tiết sinh hoạt lớp, cô Vũ Thị Thuyện đã khuyến khích các bạn nên có một CLB để cùng tổ chức các hoạt động tập thể có ý nghĩa. Nhận thấy sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo sau mỗi kỳ hoặc mỗi năm học đều còn mới, tốt nhưng hầu hết đều được cất đi hoặc bản giấy vụn gây lãng phí, vì vậy ý tưởng về CLB chia sẻ sách của cô và trò đã ra đời.
Một tuần sau khi thành lập, CLB đã thực hiện hoạt động đầu tiên là dự án “Tạo cuộc sống mới cho những trang sách cử" cho học sinh toàn trường. Chỉ trong một tháng, hoạt động đã thu nhận hơn 1.400 cuốn SGK (130 bộ sách các lớp 10, 11, 12 và nhiều sách lẻ bộ), 700 cuốn sách bài tập và sách tham khảo các loại. Những bộ sách khi nhận về được thành viên CLB kiểm tra, bảo đảm không rách nát, không viết, vẽ bậy, sau đó được bọc mới. Từng cuốn sách sẽ được ghép lại thành bộ, sách tham khảo cũng được sắp xếp riêng theo từng môn, từng lớp...
(2) Với các hoạt động trong hơn nửa năm qua, CLB Hòa Vang Book Stories đã gắn kết nhiều học sinh, giúp các em có thêm không gian để đọc sách, học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng. Bạn Võ Thị Hồng An (17 tuổi), thành viên trong CLB tâm sự: “Em học hỏi được thêm về kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và tự tin hơn khi nói chuyện với các bạn. CLB đã giúp em nhận ra giá trị của sách và lợi ích mà sách đã đem đến cho con người. Em đã không còn phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại. Có thời gian rảnh em thường đọc sách để năng cao kiến thức cho mình, nhờ vậy nên em đã học tập tốt hơn, nhất là môn Văn".
(Theo Xuân Lộc, Báo Thời nay, ngày 09 – 4 – 2021)
a. Đoạn văn in nghiêng ở đầu văn bản có tác dụng gì? (0,5 điểm)
b. Cụm từ “sự sống mới" trong nhan đề được hiểu như thế nào? (0,5 điểm)
c. Theo phần (2) của văn bản, câu lạc bộ đọc sách Hòa Vang Book Stories có ý nghĩa gì với các bạn học sinh, chỉ ra ít nhất 02 ý nghĩa? (0,5 điểm)
d. Ở đoạn (2), xác định lời dẫn trực tiếp. (0,5 điểm)
e. Nếu được tham gia quản lí câu lạc bộ đọc sách như trong văn bản, em sẽ tổ chức hoạt động nào để mang đến lợi ích cho các bạn học sinh? Hãy trình bảy bằng đoạn văn 3-5 câu. (1,0 điểm)
Câu hỏi bài tập: Viết một đoạn văn thuyết minh về lợi ích của cây dừa trong đó có sử dụng 1 vài biện pháp thuyết minh đã học
Một thầy giáo môn Tiếng Anh tại một trường trung học ở Bonston (Mỹ) trong ngày tốt nghiệp của học sinh lớp 12 đã phát biểu như sau:
"Các em không hề đặc biệt, và cũng chẳng phải những người xuất chúng. Ở đất nước này, đang có hơn 3,2 triệu học sinh cấp 3 tốt nghiệp từ 37 nghìn trường trung học. Các em thấy không, nếu tất cả đều nghĩ mình đặc biệt, thì cuối cùng chảng có ai đặc biệt cả (..) Đừng nghĩ mình là số một".
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
Có thể vẫn còn không ít bạn cho rằng lẽ sống là khái niệm to tát, không cần nghĩ đến làm gì, song, tien sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh:"Lẽ sống là điều bạn tự giải mã khi trả lời câu hỏi, minh sống vì điểu gì? Phải chăng đó là sống có ich, sống nhân hậu; biết lạc quan, biết ước mơ và biết phấn đấu, phân khúc cuộc đời để thực hiện những kế hoạch mình ấp ủ. Lẽ sống cần được bắt đầu bằng nội lực của bạn. Mỗi ngày, bạn hãy chọn cho mình một niềm vui và làm một việc có ich". Thật vậy, tuổi trẻ không đến hai lần. Xác định lẽ sống không là điều gì... ghê gớm. Chúng ta phải có khát vọng và nỏ phải rõ ràng, thậm chi là cần có cả tham vọng, bởi điểu đó làm chủng ta đi xa hơn.Tuổi trẻ cần dám nói, sống hết mình, sống thật với mình, biết kiện nhẫn, dám làm và dảm chơi -chơi làm sao để đó là phương tiện hữu ích cho cuộc sống. Quan trọng nhất, các bạn vẫn luôn là chinh minh, không phải là bản sao ai khác".Vậy với bạn, lẽ sống của Sạn là gì? (Theo Đing để tuổi trẻ lãng phỉ - Bích Dậu, Tienphong.vn 31/01/2008)
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2.Xác định phép liên kết câu, liên kết đoạn trong đoạn trích.
Câu 3.Theo anh/chị, vì sao Lẽ sống cần được bắt đầu bằng nội lực của bạn?
Câu 4. Chi ra và phân tích tác dụng BPTT trong câu: “Phải chăng đỏ là sống có ich, sống nhân hậu; biết lạc quan, biết ước mơ và biết phấn đấu, phân khúc cuộc đời để thực hiện những kế hoạch mình ấp ủ.
Xem thêm tại: Cuộc thi Trí tuệ VICE | Facebook
------------------------------------------
"Kính thưa các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo!
Cháu xin được trút hết nỗi lòng đã giấu diếm suốt bấy lâu nay và cháu, cũng như nhiều bạn học sinh khác mong chờ sẽ nhận được những lời chia sẻ, cũng như ý kiến của các bác lãnh đạo, các phụ huynh và các thầy cô.
Đã nhiều năm nay, hầu như cuộc đời của học sinh chúng cháu chỉ là thức dậy, đi học trên trường, đi học thêm, về nhà và lặp lại. Qua nhiều năm, niềm đam mê học tập của cháu dần mất đi.
Cháu bắt đầu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe đến chữ HỌC.
Không biết tự bao giờ, thời gian chúng cháu đi học còn nhiều hơn khoảng thời gian chúng cháu được ngủ. Đối với cháu, càng học cao hơn, kiến thức càng trở nên vô nghĩa.
Cháu biết nói ra điều này thật vô ơn. Để có được những kiến thức hôm nay là công sức đầy gian lao của những người đi trước.
Nhưng cháu tự nghĩ, vì sao giáo viên chỉ có thể dạy một bộ môn nhưng bản thân một học sinh phải học những mười mấy môn?
Không chỉ vậy, chúng cháu còn chịu áp lực nặng nề từ thầy cô, phụ huynh và cả xã hội. Một lớp học phải có từ 40 em được học sinh Giỏi, Khá và không được có học sinh Trung bình.
Đã đi học thì các môn tổng kết cả năm phải từ 8 điểm trở lên, thậm chí là cao hơn. Tỉ lệ tốt nghiệp của trường sau một năm phải đạt 90% trở lên, có trường phải giữ vững mục tiêu là 100%.
Cháu đã nhiều lần suy nghĩ về những gì chúng cháu đang được học. Càng nghĩ, cháu càng cảm thấy nản hơn khi cháu nhận ra mình gần như không thể tiếp nhận những kiến thức nhà trường dạy.
Bộ não của một người trưởng thành chỉ nặng gần 1400 gam nhưng những người của thế hệ đi trước lại mong chờ chúng cháu học đều, học tốt lượng kiến thức khổng lồ từ hơn mười môn học khác nhau.
Cháu sợ lắm ! Cháu sợ mỗi khi ông mặt trời lại lên báo hiệu một ngày đi học nữa lại đến. Cháu sợ khi điều đầu tiên thầy cô làm khi bước vào lớp là khảo bài, kiểm tra một núi bài tập họ giao cho chúng cháu.
Cháu sợ khi tiếng trống giờ về không đồng nghĩa với việc chúng cháu được về nhà nghỉ ngơi mà nó chỉ đơn thuần là giờ ra chơi giữa giờ học chính khóa và giờ học thêm.
Cháu sợ khi nhìn các bạn đồng trang lứa ăn vội vàng cái bánh bao và ánh mắt họ đờ đẫn, xa xăm, vô hồn ngồi trên chiếc xe máy giữa dòng người kẹt xe lúc 5h chiều.
Thưa các bác, các bác phụ huynh, các thầy cô!
Còn biết bao nhiêu câu chuyện chưa được kể về những áp lực vô hình mà mọi người đang vô tình đặt lên vai chúng cháu.
"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" – Đó là điều đầu tiên cháu học được khi bước vào lớp 1. Và cho đến giờ, khi đang ở độ tuổi 15, cháu căm ghét cái câu nói này kinh khủng.
Cháu xin lỗi khi nói ra những điều này, cháu biết việc này sẽ khiến cho những người đi trước khó chịu nhưng cho phép cháu được nói lên nỗi lòng mình: Cháu ghét đi học.
Cháu ghét cái cảm giác bước qua cổng trường, mở cuốn SGK, chép từng trang vở. Cháu cảm giác mình lạc hướng… Từng ngày đi học, chúng cháu quay cuồng với việc học bài, kiểm tra.
Những năm tháng dần trôi qua một cách vô nghĩa dưới áp lực của việc học hành, của thầy cô, của gia đình.
Chương trình học hiện tại không cho phép học sinh chúng cháu có quyền sáng tạo. Tất cả bị bó buộc vào những quy luật nhất định và chúng cháu – những người học sinh bắt buộc phải làm theo chứ không được thay đổi.
Chính bản thân chúng cháu còn không hiểu mình đang học vì cái gì, vì ai!
Học vì kì vọng của mọi người xung quanh, học vì điểm số, học để qua được một kì kiểm tra ư? Xong rồi sao nữa?
Cuối cùng sau hơn 20 năm học tập miệt mài, căng thẳng chúng cháu còn phải sống một cuộc đời rất dài và tới lúc đó, chúng cháu sẽ phải áp dụng những kiến thức đã học được vào cuộc sống.
Nhưng cháu đã nhiều lần tự hỏi, cháu có thể sử dụng "Chuyển động tròn đều", "Chiều tăng giảm của hàm số" hay Vecto trong cuộc đời thật như thế nào?
Chúng cháu cứ học rồi lại quên, thầy cô thì cứ lao đầu vào giảng, giao bài tập về nhà nhưng họ chưa bao giờ nói cho chúng cháu nghe ứng dụng của những kiến thức này trong cuộc sống.
Từ một lúc nào đó, mọi người lại đánh giá nhau thông qua những con điểm.
Chì vì những con điểm vô giá trị mà đã đẩy biết bao số phận học sinh vào bước đường cùng, đã khiến cho mối quan hệ chữa cha mẹ - con cái và giáo viên – học sinh trở nên căng thẳng, ngột ngạt.
Cuộc sống của những học sinh giờ đây gần như chỉ xoay quanh HỌC. Chúng cháu không biết đến khái niệm nghỉ ngơi, thư giãn.
Chúng cháu gần như không còn hiểu được giá trị của những bữa ăn bên gia đình vì gần như suốt một tuần chúng cháu chỉ gần như học thêm đến khi trời tối mịt.
Người bạn ngồi kế cháu, bạn ấy học rất giỏi và các thầy cô đều rất yêu quý bạn ấy. Nhưng bạn ấy khổ lắm. Nhà bạn ấy ở Quận 12 và bạn ấy phải đi xe buýt tới Quận 1 để học thêm mỗi ngày.
Từng ngày đi học của bạn ấy bắt đầu từ 5h30 sáng cho tới 11h đêm. Bạn ấy đã kiệt sức rồi, cháu biết điều đấy. Khuôn mặt bạn phờ phạc, ánh mắt bạn bơ phờ, bạn bị thiếu ngủ và đau dạ dày.
Những người như bạn cháu không thiếu ngay tại chính TP.HCM này.
Học sinh chúng cháu sống thờ ơ, lãnh đạm, vô cảm và không có kĩ năng sống. Chúng cháu không biết phải làm gì nếu có động đất, sóng thần hay gặp một người bị đột quỵ ngay giữa đường.
Người lớn thất vọng vì cách ứng xử của thế hệ trẻ trong khi thế hệ trẻ chúng cháu lại thất vọng vì đang được giáo dục không có định hướng.
Thưa các bác, là một học sinh, cháu đã vô cùng xúc động khi nghe chủ trương không dạy thêm. Cái cảm giác vui mừng chợt chạy qua người cháu khi nghĩ đến cảnh chúng cháu không còn phải còng lưng ra học bài lúc 11h đêm nữa.
Nhưng hiện thực tàn khốc của việc học đã không cho cháu được vui mừng lâu.
Trước cảnh mỗi năm đề thi Đại học lại đổi mới một kiểu, trước cảnh cô giáo viên dạy Toán của chúng cháu quảng cáo về lớp dạy thêm của cô một cách bí mật, cháu nhận ra mọi chuyện sẽ không hề tốt lên được, sẽ không bao giờ tốt lên được.
Rồi sau tất cả, khi chúng cháu rời ghế nhà trường, đối diện với cuộc sống thật, chúng cháu lại lơ ngơ, hoang mang vì hoàn toàn không có những kĩ năng sống cần thiết.
Cháu cầu xin các bác, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo: Xin hãy cho chúng con được SỐNG. Xin cho phép chúng con được sống trong những tháng năm tuổi học trò một cách trọn vẹn nhất có thể.
Xin đừng quá kỳ vọng vào tụi con để rồi chính những kì vọng ấy khiến cho mọi người thất vọng. Xin đừng chỉ trích chúng con khi bọn con bị điểm kém.
Xin hãy hiểu rằng mỗi người chỉ có những khả năng nhất định và bọn con không phải là thiên tài.
Cuối cùng, con xin mọi người hãy hiểu: HỌC SINH CŨNG CHỈ LÀ CON NGƯỜI, KHÔNG PHẢI MÁY MÓC".
Nếu có hai đội: đội ủng hộ và đội phản đối, bạn sẽ theo đội nào? Vì sao lại như vậy?
[Trích "Trường người ta"; câu hỏi số 424 - Ngữ văn, 18.3.2021]
Trong đề thi Ngữ Văn 9 học kì I năm học 2023 - 2024 của PGD & ĐT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai có một câu hỏi như sau:
Câu hỏi: Thất bại không đáng sợ, vậy ta cần đón nhận thất bại như thế nào?
Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời cho câu hỏi trên.
Người nào làm tốt sẽ được phần thưởng 10-15GP nhé!