Bài 11. Sự hút nước và muối khoáng của rễ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phamthiquynh

CAC ANH HUONG DEN QUANG HOP LA GIlolang

Trịnh Phương Hà
25 tháng 12 2016 lúc 18:51

1. Ánh sáng

2. Nước

3.Khí các-bô-níc

4.Gió

5.Nhiệt độ

Trương Thị Cẩm Vy
25 tháng 12 2016 lúc 18:52

minh nghi

các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp là :

ánh sáng , nước , khi cacbonic ,hàm lượng khí và nhiệt độ

like mình nếu dúng nha .ok

Bình Trần Thị
25 tháng 12 2016 lúc 19:28

– Cường độ và quang phổ của ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, quang hợp cực đại tại các miền tia đỏ và xanh tím.

– Quang hợp tăng tỉ lệ thuận với nồng độ C02 cho đến trị số bão hòa C02, trên ngưỡng đó quang hợp giảm.

– Nước là yếu tố quan trọng đối với quang hợp (nguyên liệu, môi trường, điều tiết khí khổng và nhiệt độ của lá).

– Đối với đa số các loài cây, quang hợp tăng theo nhiệt độ đến giá trị tối ưu (tùy loài), trên ngưỡng đó quang hợp giảm.

– Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp.

– Sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm của giống và loài cây. Trong tự nhiên, các yếu tố môi trường không tác động riêng rẽ lên quang hợp mà là tác động phối hợp

 

Quyen Nguyen
25 tháng 12 2016 lúc 20:14

Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp là: ánh sáng,nước,hàm lượng khí cacbonic và nhiệt độ.Các loài cây khác nhau đòi hỏi các điều kiện đó không giống nhau .

okokokokok

Nguyễn Trần Thành Đạt
25 tháng 12 2016 lúc 22:42

 

 

I. ÁNH SÁNG:

Anh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.

1. Cường độ ánh sáng:

- Điểm bù ánh sáng: là khi cường độ quang hợp = cường độ hô hấp.

- Điểm bảo hòa ánh sáng: là điểm cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp cực đại.

2. Quang phổ ánh sáng:

- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp.

- Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh, tím và đỏ (tia xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, protein tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành carbohidrat).

- Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu, theo thời gian trong ngày (buổi sáng và chiều nhiều tia đỏ ; buổi trưa nhiều tia xanh tím)

II. NỒNG ĐỘ CO2:

- Tăng nồng độ CO2 à tăng cường độ quang hợp, sau đó tăng chậm đến trị số bảo hoà CO2 .

- Trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác (thông thường ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 sẽ thuận lợi cho quang hợp)

III. NƯỚC:

- Khi cây thiếu nước từ 40 à 60 % thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ.

- Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.

IV. NHIỆT ĐỘ:

- Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau thì khác nhau:

+ Thực vật vùng núi cao, ôn đới là _ 50oC,

+ Thực vật nhiệt đới là 4 à 8 oC.

- Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp ở các loài cũng khác nhau:

+ Cây ưa lạnh ngừng quang hợp ở 12oC

+ Thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ 58oC

V. NGUYÊN TỐ KHOÁNG:

- Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều đến quang hợp:

+ N, P, S : tham gia tạo thành enzim quang hợp.

+ N, Mg : tham gia hình thành diệp lục.

+ K : điều tiết độ đóng mở khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào lá.

+ Mn, Cl : liên quan đến quang phân li nước.

VI. TRỒNG CÂY DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO:

- Là sử dụng ánh sáng của các loại đèn (đèn neon, đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà hay trong phòng.

- Giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường như giá lạnh, sâu bệnh à đảm bảo cung cấp rau quả tươi ngay cả khi mùa đông.

- Ở Việt Nam, áp dụng phương pháp này để trồng rau sạch, nhân giống cây trồng, nuôi cấy mô

phamthiquynh
25 tháng 12 2016 lúc 18:45

ko bietbanh


Các câu hỏi tương tự
Pham Hà
Xem chi tiết
Vũ Thị Khánh Ly
Xem chi tiết
Thông Trần
Xem chi tiết
Vương Đức
Xem chi tiết
Võ Trâm Anh
Xem chi tiết
Kim Lệ
Xem chi tiết
hồ quỳnh anh
Xem chi tiết
Đời
Xem chi tiết
phùng vân anh
Xem chi tiết