Nội dung lý thuyết
Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hòa tan từ đất.
1. Cây cần nước và các loại muối khoáng
a. Nhu cầu nước của cây
- Thí nghiệm 1: Bạn Minh trồng hai chậu cây A và B
+ Tưới nước + bón phân cho cả hai chậu A và B đến khi bén rễ.
+ Sau khi bén rễ chỉ tưới nước cho chậu A còn chậu B không.
+Chậu B không được tưới nước lâu dần bị héo \(\rightarrow\) cây có thể chết
+ Chậu A được tưới nước đầy đủ \(\rightarrow\) cây phát triển bình thường
- Thí nghiệm 2:
+ Cân 1 số loại cây, quả, củ, hạt, củ tươi (100g/mỗi loại)
+ Thái mỏng từng loại, mang đi phơi khô.
+ Cân lại cho đến khi khối lượng không đổi.
\(\rightarrow\) Kết quả: nhận thấy thời gian cần để phơi khô các loại khác nhau đến khối lượng không đổi là khác nhau \(\rightarrow\) phơi khô nhằm mục đích loại nước ra khỏi quả, củ … \(\rightarrow\) hàm lượng nước trong các loại quả, củ, hạt … là khác nhau.
- Kết luận: nhu cầu nước của cây:
+ Tất cả các cây đều cần nước, nếu không có nước cây sẽ chết.
+ Nhu cầu nước của cây là khác nhau đối với từng loại cây và các bộ phận khác nhau của cây.
+ Nước rất cần cho cây nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào các loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây:
- Cây cần ít nước: xương rồng, vừng …
- Cây cần nhiều nước: cải, đậu, ngô, lúa ….
b. Nhu cầu muối khoáng của cây
- Thí nghiệm 3: 2 chậu cây
+ Chậu A: có đủ muối khoáng hòa tan: muối đạm, muối lân, muối kali …
+ Chậu B: thiếu muối đạm
\(\rightarrow\) Kết quả theo dõi sau 2 tuần:
+ Nhận xét: sau 2 tuần nhận thấy cây thiếu đạm sinh trưởng và phát triển chậm, cây còi cọc, chậm lớn hơn so với cây được bón đủ muối đạm \(\rightarrow\) muối đạm rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Thí nghiệm chứng minh vai trò của muối lân và kali:
+ Thiêt kế thí nghiệm tương tự như thí nghiệm về vai trò của muối đạm.
+ Sau 2 tuần theo dõi nhận thấy:
- Chậu bón đầy đủ muối khoáng sinh trưởng và phát triển tốt:
- Chậu bón thiếu muối lân và kali còi cọc, kém phát triển, cây có hiện tượng bị vàng lá, rìa lá bị cháy.
- Kết luận: muối khoáng rất cần thiết cho cây. Cây cần các loại muối khoáng chính là đạm, lân, kali … Bên cạnh đó cây còn cần 1 số loại phân vi lượng khác như: kẽm, mangan, sắt …
- Nhu cầu muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây, các bộ phận, các giai đoạn khác nhau trong từng chu kì sống của cây.
2. Sự hút nước và muối khoáng của rễ
a. Rễ cây hút nước và muối khoáng
- Nước và muối khoáng hòa tan trong đất, được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ rồi được vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.
- Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất.
- Nhận xét: quá trình hút nước và muối khoáng có mối quan hệ mật thiết với nhau vì: muối khoáng được hấp thụ vào rễ và vận chuyển trong cây là nhờ tan trong nước.
b. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây
- Đất đai:
+ Đất đỏ Bazan ở vùng Tây nguyên: địa hình dốc \(\rightarrow\)khả năng giữ nước kém, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi \(\rightarrow\) sự hút nước và muối khoáng của cây giảm.
+ Đất phù sa ở Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long: có sự bồi tụ phù sa từ con sông \(\rightarrow\) đất màu mỡ \(\rightarrow\) thuận lợi cho sự hút nước và muối khoáng của cây.
- Khí hậu, thời tiết:
+ Trời nắng gắt \(\rightarrow\) hạn hán \(\rightarrow\) nhu cầu hút nước và muối khoáng của cây tăng
+ Khi mưa ngập \(\rightarrow\) cây bị úng \(\rightarrow\) rễ cây bị thối \(\rightarrow\) mất khả năng hút nước và muối khoáng của cây.
- Kết luận: Các điều kiện bên ngoài như: thời tiết, khí hậu, các loại đất trồng khác nhau … có ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
\(\rightarrow\) Cần đảm bảo cung cấp đủ nước và muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Câu 1: Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây.
Hướng dẫn trả lời:
* Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).
* Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấv hạt (lúa, ngô, cà chua…) cần nhiều phôtpho và nỉtơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt…) thì cần nhiều kali…
Câu 2: Có thể làm những thí nghiệm nào để chứng minh cây cần nước và muối khoáng?
Hướng dẫn trả lời:
*Bố trí thí nghiệm làm thí nghiệm chứng minh cây cần nước.
Trồng 2 cây cái vào 2 chậu đất A và B (như nhau) và tưới nước đều tới khi 2 cây bén rễ (tươi tốt như nhau). Rồi sau đó. hãng ngày chỉ tưới nước cho cây ở chậu A. không tưới nước cho cây ở chậu B. Kết quả, cây chậu A vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, còn cây chậu B còi cọc. phát triển không bình thường. Như vậy, nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây.
* Làm thí nghiệm chứng minh cây cần muối khoáng. Trồng 2 cây như nhau vào 2 chậu, chậu A có đủ các loại muối khoáng: đạm. lân, Kali, nhưng chậu B lại thiếu muối đạm. Hàng ngày chăm sóc và tưới nước như nhau cho 2 câv ở 2 chậu. Kết quả theo dõi sau 2 tuần: cây ở chậu A phát triển (xanh tốt) bình thường, còn cây ở chậu B kém phát triển (vàng xấu). Điều đó chứng tỏ muối khoáng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Câu 3: Theo em những giai đoạn nào cây cần nước và muối khoáng?
Hướng dẫn trả lời:
Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào thời kì sinh trưởng mạnh như khi đâm chồi, nảy lộc, đẻ nhánh (ở lúa), chuẩn bị ra hoa (làm đòng ở lúa). Bởi vì vào thời kì này cây cần tích lũy vật chất và năng lượng cho sự tăng khối lượng và chất lượng của các bộ phận trong cây.
Câu 4: Bộ phận nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng?
Hướng dẫn trả lời :
Bộ phận của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng là lông rễ
Câu 5: Chỉ trên tranh vẽcon đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây.
Hướng dẫn trả lời :
- Nước và muối khoáng hoà tan được vận chuyển đến mạch gỗ bằng 2 con đường: từ lông hút qua các tế bào mô mém vỏ rồi đến mạch gỗ, và từ các tế bào biểu bì của rễ, qua khe hở giữa các tế bào mô mềm vỏ rồi đến mạch gỗ. Con đường chính hút nước và muối khoáng hoà tan qua lông hút. - Còn các cây sống trong nước, hút trực tiếp nưóc và muối khoáng hoà tan qua khắp bề mặt biểu bì của cả rễ, thân, lá. Các cây sống trên mặt nước hút trực tiếp nước và muối khoáng hoà tan qua khắp bề mặt biểu bì của rễ.
Câu 6: Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?
Hướng dẫn trả lời:
Bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều vì:
+ Tăng diện tích tiếp xúc của rễ với đất
+ Giúp rễ ăn sâu và lan rộng trong lòng đất
+ Tăng hiệu quả hấp thu nước và muối khoáng
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.