Văn bản ngữ văn 7

Vương Thanh Thu

C1: phân biệt tục ngữ và ca dao? Cho ví dụ

C2:phân biệt tục ngữ và thành ngữ? Cho ví dụ

Giải nghĩa 4câu tục ngữ

a) tấc đất, tất vàng

b) học ăn, học nói, học gói, học mở

C) nhất nước, nhì phần, tam cần, tứ giống

D) ăn quả nhớ kể trồng cây

C4 viết đoạn văn không 5 cậu nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Đức tính gian di của bác hồ và bài ý nghĩa văn chương

Linh Phương
21 tháng 2 2017 lúc 14:11

Câu 1:

+)Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lý trí nhiều hơn là do xúc cảm. tư tưởng biểu hiện trong tục ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ở cuộc đời. Ở tục ngữ, tính chất phản phong là mạnh hơn cả.Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi ta, hợp lý, sau dần mới trở thành những câu đối có vần vè, gọn gàng hơn

ví dụ:

Quá mù ra mưa
Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Cái sảy nảy cái ung
Cõng rắn cắn gà nhà

+) Có thể nói muốn hiểu biết về tình cảm của con người Việt Nam xem dồi dào, thắ m thiết và sâu sắc đến cỡ nào...thì không thể nào không nghiên cứu ca dao mà hiểu được.Ca dao Việt nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của ta.Ca dao thể hiện tình yêu: tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên, hoà bình...

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương
Tuyệt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ...

Câu 2:

- Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm,
một luân lý, có khi là một sự phê phán. ( ví dụ :

No nên bụt, đói nên ma
Bút sa, gà chết
Có tật giật mình )

- Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn.

( Ví dụ: "Áo rách, quần manh")

Bình luận (0)
lê thị hương giang
21 tháng 2 2017 lúc 14:15

C1: phân biệt tục ngữ và ca dao? Cho ví dụ

+ Giống:

Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên , thời tiết , khí hậu , mùa màng .
+ Khác :
- Ca dao : thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn
- Tục ngữ : thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn,xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao
.

C2:phân biệt tục ngữ và thành ngữ? Cho ví dụ .

+ Khác :

- Tục ngữ : là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).

- Thành ngữ : lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...
Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".

+ Giống :

Cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân

Giải nghĩa 4câu tục ngữ :

a) tấc đất, tất vàng

=> Đất quý như vàng và đề cao giá trị của đất , quý trọng và bảo vệ đất , phê phán hiện tượng lãng phí đất .

b) học ăn, học nói, học gói, học mở

=> Muốn sống cho có văn hóa ,lịch sự thì cần phải học ,học từ cái lớn đến cái nhỏ và học hằng này.

c) nhất nước, nhì phần, tam cần, tứ giống

=> Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố ( nước , phân , lao động ,giống ) đối với nghề trồng lúa .

d) ăn quả nhớ kể trồng cây

=> Khi được hưởng thành quả phải nhớ người đã tạo duwngjk nên thành quả đó .

Bình luận (0)
Thảo Phương
22 tháng 2 2017 lúc 11:28

Câu 1:

1. Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục. Ví dụ như câu tục ngữ Việt Nam “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn” diễn đạt một nhận xét về sức mạnh đoàn kết, một kinh nghiệm sống và làm việc có hoà hợp thì mới đem lại kết quả, một luân lý trong quan hệ vợ chồng. - Chức năng nhận thức trong câu tục ngữ này là giúp cho con người hiểu được cơ sở của quan hệ vợ chồng là bình đẳng, dân chủ và thông cảm với nhau. - Chức năng giáo dục của nó là góp phần đưa tình cảm giữa người và người theo hướng tốt đẹp trong quan hệ vợ chồng nói riêng và trong quan hệ xã hội nói chung. - Chức năng thẩm mỹ của nó là để truyền tải nội dung nên người ta đã dùng cách nói cường diệu và có hình ảnh khiến người đọc dễ bị thuyết phục và tiếp thu.
2. Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ. Ví dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả. Vì thế, dù được diễn đạt một cách bóng bảy, có hình ảnh (chức năng thẩm mỹ), thành ngữ trên không mang lại cho người ta một hiểu biết về cuộc sống và một bài học nào vể quan hệ con người
Bình luận (0)
Linh Phương
21 tháng 2 2017 lúc 14:16

Câu 3:

a, " tấc " là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.

b, Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
- Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
- Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
- Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.

c)Đó là thứ tự cần thiết khi trồng lúa nước để được bội thu . Nhất nước là nước là quang trọng bậc nhất , nhì phân là thứ hai là phân bón phải bón đủ đạm và bón đúng thời điểm , tam cần là thứ 3 cần sự chăm sóc của nông nhân , phải phun thuuốc diệt cỏ đúng thời điểm và thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu rầy để phun thuốc bảo vệ , tứ giống là thứ 4 là lúa giống phải thích hợp với thổ nhưỡng và kịp thời vụ. Đó là 4 điều cần thiết khi trồng lúa nước để có mùa bội thu

d, " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " ý nói phải nhớ ơn người đã cho chúng ta cuộc sống, dạy cho chúng ta đạo làm người. Dạy chúng ta về lòng biết ơn những người đã hi sinh cho chúng ta được như bây giờ

Bình luận (1)
lê thị hương giang
21 tháng 2 2017 lúc 14:17

C1: phân biệt tục ngữ và ca dao? Cho ví dụ

+ Giống:

Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên , thời tiết , khí hậu , mùa màng .
+ Khác :
- Ca dao : thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn
- Tục ngữ : thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn,xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao
.

C2:phân biệt tục ngữ và thành ngữ? Cho ví dụ .

+ Khác :

- Tục ngữ : là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).

- Thành ngữ : lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...
Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".

+ Giống :

Cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân

Giải nghĩa 4câu tục ngữ :

a) tấc đất, tất vàng

=> Đất quý như vàng và đề cao giá trị của đất , quý trọng và bảo vệ đất , phê phán hiện tượng lãng phí đất .

b) học ăn, học nói, học gói, học mở

=> Muốn sống cho có văn hóa ,lịch sự thì cần phải học ,học từ cái lớn đến cái nhỏ và học hằng này.

c) nhất nước, nhì phần, tam cần, tứ giống

=> Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố ( nước , phân , lao động ,giống ) đối với nghề trồng lúa .

d) ăn quả nhớ kể trồng cây

=> Khi được hưởng thành quả phải nhớ người đã tạo dựng nên thành quả đó .

Bình luận (0)
Phạm Minh Dũng
23 tháng 3 2020 lúc 20:40

hello

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nga Nguyen thi
Xem chi tiết
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Lan Hoàng Ngọc
Xem chi tiết
đi lạc người
Xem chi tiết
Lan Phương Khổng Huỳnh
Xem chi tiết
Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Phú Mạnh
Xem chi tiết
Lê Thị Xuân Niên
Xem chi tiết
Kiều Linh Chi
Xem chi tiết