Văn bản ngữ văn 7

Kiều Linh Chi

Phần I. Đọc- hiểu: Cho câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Câu 1: Trình bày khái niệm tục ngữ?

Câu 2: Xét theo cấu tạo câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” thuộc kiểu câu gì?

Câu 3: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

Câu 4: Việc học là rất quan trọng đối với mỗi người. Bằng đoạn văn (khoảng 12 câu) hãy trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc học trong cuộc sống. Trong đoạn có câu văn sử dụng 1 trạng ngữ chỉ mục đích (gạch chân chỉ rõ).

Lê Thị Hải
18 tháng 3 2020 lúc 10:19

* Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân áp dụng vào đời sống, tư duy và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

* “Học ăn, học nói, học gói, học mở.”

- Câu tục ngữ này có bốn vế vừa có quan hệ đẳng lập, vừa có quan hệ bổ sung cho nhau. Từ “học” lặp bốn lần, vừa nhân mạnh vừa để mở ra những điều con người cần phải học.

+ Học ăn, học nói: đó là “ăn nên đợi, nói nên lời”.

“Lời nói gói vàng”;

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau''...

+ Học gói, học mở: là tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp khi gói

Và mở sự vật như quà bánh. Suy rộng ra, còn có thể hiểu là học để biết làm, biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác.

- Mỗi hành vi của con người đều “tự giới thiệu” với người khác và đều được người khác đánh giá. Vì vậy, con người phải học đổ chứng tỏ mình là người lịch sự tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức là con người có văn hóa, nhân cách.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nii Đẹp Try
Xem chi tiết
Nii Đẹp Try
Xem chi tiết
Duyên Nấm Lùn
Xem chi tiết
vubaoviet
Xem chi tiết
Lan Phương Khổng Huỳnh
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Cát Tường
Xem chi tiết
Hoàng Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Lan Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Vy
Xem chi tiết