C1: Phân biệt cấu tạo trong của thân non và rễ?
C2: Nêu đặc điểm của rễ chùm và rễ cọc cho ví dụ?
C3: Kể tên các loại rễ biến dạng và nêu chức năng của chúng?
C4: Kể 5 loại cây lương thực, theo em những loại cây lương thực thường là cây một năm hay cây lâu năm ?
C5: Cây cần nhiều nước và muối khoáng từ giai đoạn nào? Vì sao?
C1:
Giống: Đều gồm vỏ (biểu bì + thịt vỏ) & trụ giữa (các bó mạch & ruột)
Khác :
Rễ (Miền hút) |
Thân non |
- Biểu bì có lông hút
- Không có
- Mạch gỗ xếp xen kẻ mạch rây thành 1 vòng
|
- Không có
- Thịt vỏ có diệp lục tố
- Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ (2vòng) |
C2:
- Rễ cọc : gồm rễ cái và các rễ con. VD: cây xoài , cây nhãn ...
- Rễ chùm : gồm những rễ con mọc ra từ gốc thân. VD: cây lúa , cây dừa ,cây cau ,cây chuối ...
C3:
Các loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
C4:
Lúa, ngô, koai lang, khoai mì, lúa mạch thường là cây 1 năm.
C5:
Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào thời kì sinh trưởng mạnh như khi đâm chồi, nảy lộc, đẻ nhánh (ở lúa), chuẩn bị ra hoa (làm đòng ở lúa). Bởi vì vào thời kì này cây cần tích lũy vật chất và năng lượng cho sự tăng khối lượng và chất lượng của các bộ phận trong cây
1.
-Giống nhau: đều gồm 2 phần vỏ (biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa (bó mạch và ruột)
-Khác nhau:
Cấu tạo thân non:
-Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra.
-Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục.
-Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng.
Cấu tạo rễ:
-Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút.
-Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục.
-Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.
2.
- Rễ cọc : gồm rễ cái và các rễ con
Vd: xoài , nhãn ...
- Rễ chùm : gồm những rễ con mọc ra từ gốc thân
Vd: chuối , dừa , cau ...
3.
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
4. Năm loại cây lương thực là: cây ngô, cây khoai, cây sắn, cây lúa mì, cây yến mạch thường là cây sống một năm .
5.Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào thời kì sinh trưởng mạnh như khi đâm chồi, nảy lộc,chuẩn bị ra hoa, kết quả. Bởi vì vào thời kì này cây cần tích lũy vật chất và năng lượng cho sự tăng khối lượng và chất lượng của các bộ phận trong cây.