Trắc nghiệm tổng hợp ôn tập môn Hóa

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bùi Thế Nghị

                                                     Chai bỏng ngô khổng lồ có gì đặc biệt mà người người 'săn đón' hè này?

Bỏng ngô hoặc bỏng gạo có lẽ là đồ ăn vặt yêu thích của rất nhiều bạn. Để làm bỏng ngô hoặc bỏng gạo, người ta dùng hạt ngô hoặc hạt gạo cho vào bên trong một bình bằng thép. Đóng kín lại. Tăng nhiệt độ lên cao, khi nhiệt độ và áp suất trong bình đạt đến nhiệt độ nhất định, nước trong hạt ngô sẽ ở trọng trạng thái quá nhiệt (trên 100oC). Hạt ngô sẽ trở nên hết sức mềm mại. Bây giờ người ta sẽ mở nhanh nắp bình thép làm giảm áp suất đột ngột giống như xảy ra một vụ nổ mạnh, nở mạnh, khiến cho hạt ngô nở to ra nhiều lần. Danh từ thực phẩm nở xuất phát từ đó.

Người ta thấy rằng, thực phẩm nở xốp dễ được cơ thể hấp thụ và tiêu hóa. Em hãy giải thích hiện tượng trên.

Nguyễn Trần Thành Đạt
21 tháng 7 2021 lúc 14:53

Theo em là vì những thực phẩm nở này được làm từ tinh bột với hàng trăm hàng ngàn hàng triệu mắt xích đã qua gia công cắt gọn là cho tinh bột bốn dĩ không tiêu hóa trực tiếp được mà phải trải quá quá trình biến đổi hóa học thành các đơn phân nhờ enzim lại trở thành các phần tinh bột ngắn hơn, dễ dàng tiêu hóa được hơn trong nước mà không cần quá trình biến đổi hóa học nhờ enzim nhiều.

Vì thế thực phẩm nở xốp dễ được cơ thể hấp thụ tiêu hóa hơn là các dạng tinh bột thông thường.

 

Bùi Võ Đức Trọng
21 tháng 7 2021 lúc 14:51

Thực phẩm qua “xử lý nở” không chỉ làm thay đổi hình dáng, kích thước hạt mà còn thay đổi cả cấu tạo bên trong phân tử. Trong quá trình nở to, các phần tinh bột có chuỗi liên kết dài, không tan trong nước bị cắt nhỏ thành loại tinh bột có mạch ngắn tan được trong nước là hồ tinh bột và đường. Các quá trình biến đổi này hoàn toàn tương tự quá trình xảy ra giữa tinh bột với các loại enzim, men trong cơ thể người. Như vậy sự gia công làm thực phẩm nở ra đã là một phần công việc của quá trình tiêu hoá trước khi đưa vào cơ thể. Vì vậy thực phẩm qua quá trình làm nở dễ được cơ thể tiêu hoá, hấp thụ. Vì thế có người đã hình dung: Quá trình làm thực phẩm nở to đã kéo dài tuổi thọ của cơ quan tiêu hoá của cơ thể người. Dựa theo kết quả khảo nghiệm, thực phẩm qua quá trình làm nở, có thể tăng hiệu suất hấp thụ khoảng 8%. Thực phẩm qua quá trình làm nở to có lợi cho việc giữ gìn các sinh tố. Ví dụ với bỏng gạo, các sinh tố B1, B6 được bảo tồn có tỷ lệ tăng từ 1/5 đến 2/3 so với khi đem gạo nấu thành cơm. Vả lại trải qua quá trình làm thức ăn nở to, nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt hết vi khuẩn, phù hợp yêu cầu vệ sinh.
 

Theo em sau bao nhiêu năm ăn bỏng ngô thì quá trình nở của bỏng cũng giống như quá trình xảy ra giữa tinh bột và enzim,men trong cơ thể chúng ta,nếu mình ăn nhiều thực phẩm nở thì cũng sẽ kéo dài tuổi thọ của cơ quan tiêu hóa,các loại đồ ăn hay là thực phẩm còn giữ được các chất sinh tố tốt cho cơ thể như B1,B6 .Thức ăn hay đò ăn đã qua sử lí và nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn,vừa rẻ lại còn giá trị dinh dưỡng cao,phù hợp yêu cầu vệ sinh

Nguyễn Trần Thành Đạt
21 tháng 7 2021 lúc 19:19

Không liên quan nhưng mà nhìn bắp rang thầy Nghị up hỏi mlem quá, có ai mua cho mình hem nè?


Các câu hỏi tương tự
Charlotte Yun Amemiya
Xem chi tiết
Charlotte Yun Amemiya
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Thy
Xem chi tiết
Linh Chi
Xem chi tiết
Bảo Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Khoa Sinh
Xem chi tiết
Tin Tin
Xem chi tiết
Trâm Trần Thị Ngọc
Xem chi tiết
Charlotte Yun Amemiya
Xem chi tiết