Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kotori

Bạn nào có đề thi văn cấp trường và cấp huyện cho mình tham khảo nhé !!!

Mà có biểu điểm nữa thì tốt quá !

Nhanh lên nhé, mình sắp thi rùi, mong các bạn giúp đỡ !!!

Tick 3 người nhanh nhất đó

Thu Thủy
21 tháng 3 2017 lúc 20:16

Kotori

Cấp trường :

PHÒNG GD & ĐT
TRƯỜNG THCS
ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG (LẦN 1)
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ 1

Câu 1: (4,0 điểm).

Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ sau:

"Hỡi những trái tim không thể chết
Chúng tôi đi theo bước các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn"

(Tố Hữu)

Câu 2: (6,0 điểm).

Đọc thầm câu chuyện sau: "Câu chuyện về túi khoai tây" và trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện bằng một bài văn ngắn.

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong long. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng cho bản thân mình".

Câu 3: (10 điểm)

Bướm và Ong gặp nhau trong một vườn hoa cùng nhau trò truyện về cách sống của mình. Em hãy kể lại cuộc đối thoại đó theo trí tưởng tượng của em.

Đáp án đề thi chọn HSG môn Ngữ Văn lớp 6 cấp trường

Câu 1. (4 điểm)

Chỉ ra các hình ảnh hoán dụ: (2 điểm)

Hình ảnh "Những trái tim không thể chết", "trái tim" chỉ tình yêu nước thương dân, tình yêu lí tưởng cách mạng của các anh hùng liệt sĩ. Hình ảnh hồn Trần Phú vô danh chỉ các liệt sĩ cách mạng của Đảng, của dân tộc. Hình ảnh "sóng xanh" và "cây xanh" là những dấu hiệu biểu thị sự trường tồn, bất diệt của các anh hùng liệt sĩ đó.

Phân tích tác dụng của các hình ảnh hoán dụ: (2 điểm)

Qua những hình ảnh ấy, Tố Hữu ca ngợi tình yêu nước thương dân, lòng trung thành với lí tưởng cộng sản của các liệt sĩ cách mạng. Nhà thơ khảng định tên tuổi và tinh thần cách mạng của các liệt sĩ đời đời bất tử, trường tồn với đất nước, với dân tộc Việt Nam.

Câu 2: (6 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng: (1 điểm)

Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí. Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt. Diễn đạt tốt không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.

Yêu cầu về nội dung: (5 điểm)

Tóm tắt mẩu chuyện: (1 điểm)

Câu chuyện kể về việc thầy giáo yêu cầu các em học sinh luôn mang theo bên mình túi khoai tây có ghi tên những người các em ghét, giận trong một tuần. Chỉ trong một thời gian ngắn các em thấy khó chịu về việc đó và xin thầy cho phép bỏ các túi khoai ấy đi. Ý nghĩa câu chuyện: (2 điểm) Trong câu chuyện trên, khi quẳng được số khoai tây nặng nề, rỉ nước đầy tên những người mình không ưa hay giận ghét, ai cũng thấy nhẹ nhõm trong lòng. Tha thứ cũng vậy, người được tha thứ vui mừng đã đành, người tha thứ cũng chút bỏ được hận thù , thấy tâm hồn mình thanh thản nhẹ nhàng. Như thế phải chăng đó là một món quà quý giá, tốt đẹp mà chúng ta đã dành tặng cho bản thân chúng ta. Bài học rút ra cho bản thân: (2 điểm) Không nên ghi nhớ thù hận người khác. Cần biết tha thứ để có một tâm hồn nhẹ nhõm thanh cao. Đừng để mất đi sự ấm cúng, tương hỗ trong quan hệ giữa con người với con người. Tha thứ là điều dễ dàng nhất chúng ta có thể làm trên thế giới này. Hãy quý trọng những điều mình có, đừng nhân thêm nỗi đau hay giữ khư khư lòng vị tha mà không chịu ban phát.

Câu 3: (10 điểm)

Yêu cầu chung:

Yêu cầu về hình thức:

Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần nhân vật mà đề đã nêu thể hiện được suy nghĩ, tâm sự của mình (tức là đã được nhân hoá). Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo). Viết dưới dạng bài kể chuyện .

Yêu cầu về nội dung:

Bài văn phải ghi lại lời trò truyện của Ong và Bướm về cách sống của chúng. Qua cuộc trò truyện này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn.

Yêu cầu cụ thể:

Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau:

Mở bài:

Bướm đang xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong vườn hoa, bỗng gạp chú Ong cặm cụi hút mật nhụy hoa.

Thân bài:

Bướm tự hào về đôi cánh đẹp trời cho nên cảm thấy hạnh phúc, tha hồ vui chơi,du ngoạn trong bộ áo lộng lẫy. Ong không đồng ý về cách sống của Bướm. Theo Ong ,cuộc sống phải đem lại cho đời một cái gì có ích, những dòng mật ngọt chữa trị bệnh, nuôi con người... Bướm cho rằng cuộc sống của Ong có ích nhưng gò bó, vất vả. dòng họ nhà Ong không được tự do, mỗi lần đi về phải giữ đúng nguyên tắc, không được quên cửa nhầm nhà, chân không có phấn hoa thi không được vào tổ.... Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện Bướm bay đi tìm mât. Trước khi bay đi Ong đã nhắn nhủ với Bướm: Sống ở trên đời phải sống sao cho xứng đáng ..

Kết bài:

Nói xong Ong bay đi, bỏ lại Bướm rong chơi.

Cách cho điểm:

Điểm 9 - 10: Bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo.

Điểm 7 - 8: Bài có đủ nội dung, có một số lỗi nhỏ về hình thức.

Điểm 5 - 6 : Bài có đủ nội dung nhưng sơ sài,còn một số lỗi hình thức diễn đạt...

Điểm 3 - 4: Bài đạt khoảng một nửa nội dung, còn lỗi hình thức.

Điểm 1: Bài có nội dung mờ nhạt, mắc nhiều lỗi hình thức.

Cấp huyện :

PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Ngữ văn lớp 6
Thời gian: 90'
(không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4,0 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người Anh (Truyện Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh, Ngữ văn Lớp 6, Tập I) qua đoạn văn sau:

"Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy".

Câu 2: (4,0 điểm)

Phân tích tác dụng của phép so sánh trong bài ca dao sau:

"Trên trời mây trắng như bông,
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
Mấy cô má đỏ hây hây,
Đội bông như thể đội mây về làng ."

(Ngô Văn Phú)

Câu 3: (12,0 điểm)

Miêu tả cảnh lũy tre làng em vào một ngày giông bão.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6

Câu 1: (4 điểm)

Yêu cầu:

Về hình thức: Nêu đúng yêu cầu 1 đoạn văn. (1,0 điểm) Về nội dung: Người anh không trả lời mẹ vì quá ngạc nhiên và bất ngờ trước vẻ đẹp của bức tranh và tài năng của em gái mình. (0,5 điểm) Người anh muốn khóc vì quá xúc động và xấu hổ với sự đố kỵ, cố tình xa lánh của mình đối với em gái trước đây. (0,5 điểm) Người anh cảm thấy đó không phải là bức tranh vẽ mình vì hình ảnh trong bức tranh quá đẹp, trong sáng và ngoài sức tưởng tượng của người anh. (0,5 điểm) Người anh hiểu rằng chính lòng nhân hậu của em gái là cơ sở để tạo nên tài năng. (0,5 điểm) Câu nói thầm của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, ăn năn, bị thuyết phục, tự nhận thức về bản thân cũng như về em gái của mình. (1,0 điểm).

Câu 2: (4 điểm)

Yêu cầu:

Chỉ ra các phép so sánh được sử dụng trong bài ca dao: Mây trắng như bông, bông trắng như mây, đội bông như thể đội mây. (1 điểm) Phân tích tác dụng: (3,0 điểm) Mây trắng như bông: Câu mở đầu miêu tả cảnh những đám mây trắng, xốp trôi nhẹ nhàng trên bầu trời. Bông trắng như mây: Cảnh mặt đất: Những "núi" bông nối tiếp nhau như những đám mây bồng bềnh trắng xốp. 2 câu ca dao sử dụng 2 phép so sánh tạo sự đối chiếu từ trên trời xuống mặt đất, từ mặt đất đến bầu trời. Cả không gian rộng lớn tràn ngập 1 màu trắng tinh khiết, tuy nhiên 2 phép so sánh tập trung nhấn mạnh 1 vụ mùa bông bội thu. Trên nền màu trắng của bông và mây, xuất hiện màu đỏ trên sắc má các cô gái, màu đỏ trở nên nổi bật và tràn đầy sức sống, đó chính là vẻ đẹp của người lao động. Đội bông như đội mây: Hình ảnh con người lao động đang chuyển bông về làng một cách nhanh nhẹn, thanh thoát. Công việc lao động không những không phải là gánh nặng của con người, không đè bẹp con người mà trái lại, như nâng tầm vóc và vẻ đẹp con người, hình ảnh những cô gái đội bông như những nàng tiên nữ xinh đẹp đang bay lượn trong không gian tràn ngập màu trắng đó.

Bài ca dao là bài ca về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước và trân trọng đối với người lao động.

Câu 3: (12 điểm)

Yêu cầu: Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Về hình thức: Nêu đúng thể loại văn miêu tả, bố cục chặt chẽ biết sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ, biết liên tưởng và tưởng tượng, văn viết có cảm xúc. (2 điểm) Về nội dung: (10 điểm) Cảnh luỹ tre làng trước khi có giông bão: Trời xanh trong, gió nhẹ, luỹ tre rì rào ca hát... (2 điểm) Cảnh luỹ tre làng trong giông bão: (6 điểm) Cần tập trung miêu tả những hình ảnh, màu sắc và âm thanh chủ đạo như: Hình ảnh: Thân tre lắc lư, ngọn tre vút cong, những cành tre đan vào nhau chống chọi với cơn bão tố. Âm thanh: Sấm chớp, gió rít, nước chảy, mưa... Một số cây khác gẫy cành, đổ gục, riêng lũy tre vẫn kiên cường tựa vào nhau vững chắc như một bức tường thành. (cần kết hợp tả cảnh chung và riêng). Cảnh luỹ tre sau cơn mưa: Con người tiếp tục làm việc, mọi vật như đổi thay, riêng luỹ tre có một sự thay đổi kỳ diệu, tươi mới, màu sắc như xanh hơn, những búp măng như cao hơn, luỹ tre lại rì rào như ca hát... (2 điểm) Tham khảo thêm tại : VnDoc.com: Tải miễn phí tài liệu, ebook, văn bản mẫu, mẫu hợp đồng ...
阮芳邵族
21 tháng 3 2017 lúc 20:28
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau: Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng v ề và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn. Câu 2: (7 điểm) Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi. Câu 3: (10 điểm) Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó. ..............Hết............ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Câu Đáp án Điểm
1 · Yêu cầu chung: Học sinh cần trình bày dưới dạng bài luận ngắn gọn, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Không cho điểm tối đa với những bài gạch đầu dòng. · Yêu cầu cụ thể: -Ý 1: Xác định được các phép nhân hoá: đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn. -Ý 2: Nêu được tác dụng: Làm cho việc miêu tả bến cảng trở nên sống động, nhộn nhịp hơn. 0,5 1,5
2 · Yêu cầu chung: -Yêu cầu về hình thức: Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật. Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo). Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi. -Yêu cầu về nội dung: Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn · Yêu cầu cụ thể: + Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật + Thân bài: -Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật. -Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình. -Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức. + Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống. 0,25 2,5, 0,25
3 · Yêu cầu chung: - Về hình thức: Học sinh cần viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, lời văn chau chuốt, mượt mà, giàu hình ảnh. - Về nội dung: Xác định đúng đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn chi tiết và liên tưởng độc đáo, hợp lí. · Yêu cầu cụ thể: + Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và đối tượng miêu tả: khung cảnh màn đêm yên tĩnh. + Thân bài: *Lúc bước ra sân: bao quát không gian Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng tròn nho nhỏ. Khu vườn tràn ngập ánh trăng, bóng cây... Gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương trái chín lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu... *Ngồi lặng ngắm cảnh vật xung quanh: Gió thổi nhẹ, tiếng lá xào xạc nghe rõ hơn. - Không gian mát mẻ, trong lành... - Các nhà trong xóm: ánh điện sáng trưng, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ru êm đềm ngọt ngào... - Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật. *Lúc bước vào nhà: - Qua khung cửa sổ: vầng trăng tròn, ánh trăng huyền ảo, tiếng chim đêm khắc khoải trong kẽ lá. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng. + Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương. 0,5 4 (1 điểm) (2 điểm) (1điểm) 0,5
阮芳邵族
21 tháng 3 2017 lúc 20:03

đề hsg akKotori?

阮芳邵族
21 tháng 3 2017 lúc 20:27
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 NĂM HỌC 2010-2011 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian đề) Câu 1: (2 điểm) Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau: “ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” (Khánh Chi, “Biển”)

Câu 2: (3 điểm) Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi. Câu 3: (5 điểm) Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó. -------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG NĂM HỌC 2010-2011 MÔN NGỮ VĂN 6 Câu 1: (2 điểm) · Yêu cầu chung: - Học sinh cần trình bày dưới dạng bài luận ngắn gọn, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Không cho điểm tối đa với những bài gạch đầu dòng. · Yêu cầu cụ thể: - Ý 1: Xác định được các phép so sánh nhân hoá: (0,5 điểm) + So sánh: biển như người khổng lồ; biển như trẻ con.(0,25 đểm) + Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.(0,25 điểm) - Ý 2: Nêu được tác dụng: (1,5 điểm) + Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.(0,5 điểm) + Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.(0,5 điểm) ð Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển. ( 0,5 điêm) Câu 2: ( 3 điểm) · Yêu cầu chung: - Yêu cầu về hình thức: Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật. Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo). Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi. - Yêu cầu về nội dung: Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn · Yêu cầu cụ thể: + Mở bài: (0,25 điểm) Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật. + Thân bài: ( 2,5 điểm) Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật. Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình. Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức. + Kết bài: (0,25 điểm) Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống. Câu 3: (5 điểm) · Yêu cầu chung: - Về hình thức: Học sinh cần viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, lời văn chau chuốt, mượt mà, giàu hình ảnh. - Về nội dung: Xác định đúng đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn chi tiết và liên tưởng độc đáo, hợp lí. · Yêu cầu cụ thể: + Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu hoàn cảnh và đối tượng miêu tả: khung cảnh màn đêm yên tĩnh. + Thân bài: (4 điểm) · Lúc bước ra sân: bao quát không gian (1 điểm) - Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng tròn nho nhỏ. Khu vườn tràn ngập ánh trăng, bóng cây... - Gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương trái chín lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu... · Ngồi lặng ngắm cảnh vật xung quanh:(2 điểm) - Gió thổi nhẹ, tiếng lá xào xạc nghe rõ hơn. - Không gian mát mẻ, trong lành... - Các nhà trong xóm: ánh điện sáng trưng, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ru êm đềm ngọt ngào... - Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật. · Lúc bước vào nhà: - Qua khung cửa sổ: vầng trăng tròn, ánh trăng huyền ảo, tiếng chim đêm khắc khoải trong kẽ lá. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng. + Kết bài: (0,5 điểm) Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương.

( Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo chấm linh hoạt theo sự cảm nhận của học sinh để cho điểm tối đa cho từng phần, trân trọng những bài viết sáng tạo, dùng từ gợi cảm, diễn đạt tốt...)
阮芳邵族
21 tháng 3 2017 lúc 20:27
PHONG GD&ĐTBẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HSG TRƯỜ NG THCS ĐÁP CẦU Năm học 2013-2014 Môn thi: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài :120 phút ( Không kể thời gian giao đề) Đề bài Câu I: ( 3 điểm) Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên ( trích Dế mèn phiêu lưu ký) của nhà văn Tô Hoài có đoạn: “ Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! Tôi về, không một chút bận tâm.” ( Ngữ văn 6, tập 2, NXBGD-2008) a. Đoạn văn trên có bao nhiêu câu? Ghi lại mỗi câu thành một dòng độc lập. b. Căn cứ vào dấu câu và dựa vào phân loại câu theo mục đích nói thì mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? Câu II: ( 3 điểm ) Sau khi bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời và được đưa vào chương trình sách Giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, nhà thơ Minh Huệ có ý định sửa lại hai câu thơ: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc; Manh áo phủ làm chăn thành Manh áo cũ là chăn. Theo em tại sao nhà thơ lại không sửa nữa? Câu III. 6 điểm “Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !” (Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy) Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên. Câu IV: ( 8 điểm) Từ những cuộc vận động “ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “ Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam”, “ ủng hộ nhân dan Nhật Bản”… và những chương trình truyền hình “ Trái tim cho em”, “ Thắp sáng ước mơ”. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình bằng bài văn ngắn với nội dung: Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời. Đề thi gồm có 01 trang HƯỚNG DẪN CHẤM Câu I: (3 điểm) a. Đoạn văn trên gồm có 9 câu, Đó là: Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. ( Câu kể) Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: ( Câu kể) - Hức! ( Câu cảm) Thông ngách sang nhà ta? ( Câu hỏi) Dễ nghe nhỉ! ( Câu cảm) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. ( Câu kể) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. ( Câu cầu khiến) Đào tổ nông thì cho chết! ( Câu cảm) Tôi về, không một chút bận tâm.” ( Câu kể) Nêu được 9 câu và ghi đầy đủ 9 câu riêng biệt (0.75 điểm) b.Học sinh phân loại cứ đúng 3 câu cho 0.75 điểm. Các trường hợp còn lại, GV tự cho các mức điểm phù hợp trong khung điểm quy định của câu. Câu II: ( 3 điểm) a. Câu thứ nhất: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc. - Từ láy xơ xác gợi tả khung cảnh một mái lều tranh tạm bợ giữa rừng, giúp người đọc hình dung nơi trú ngụ đơn sơ, đã giãi dầu sương gió, không lấy gì làm chắc chắn, gió rét vẫn có thể len lỏi vào. Về giá trị gợi cảm, từ láy xơ xác giúp người đọc cảm nhận được rõ hơn cái gió, cái rét, sự gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ, đồng bào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. ( 1 điểm) - Phù hợp với quy luật tự nhiên: đã có mưa thì không có sương. ( 0,5 điểm) b.- Nếu thay bằng Lều tranh sương phủ bạc. Câu thơ gợi sự tròn trịa đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ lạc điệu nếu đặt trong toàn mạch bài thơ. Âm hưởng câu thơ trang trọng, cầu kỳ, không phù hợp với âm hưởng cả bài. ( 1 điểm) - Không phù hợp quy luật tự nhiên: Vì “ trời mưa kâm thâm” nên không thể có “ sương phủ bạc”. ( 0,5 điểm) Câu III. 6 điểm Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên… Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu cầu cao trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ. Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau: - Bài thơ “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. 1 điểm - Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại “chuyện ngày xưa” trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: 1 điểm “Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh” - Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt: 1 điểm “Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi - Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu… tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam: 1 điểm “Ở đâu tre cũng xanh tươi Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu” - Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam… 2 điểm Câu IV. ( 8 điểm) Lưu ý: Đây là đề mở, vì vậy học sinh có thể nêu cảm nghĩ bằng nhiều cách khác nhau, miễn là đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: 1. Yêu cầu về kỹ năng trình bầy: Đảm bảo một bài văn phát biêu cảm nghĩ có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, hành văn trôi chảy, mạch lạc, văn viết giầu cảm xúc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. ( 1 điểm) 2. Yêu cầu về kiến thức: - Nêu cảm nghĩ chung: Nội dung của các chương trình truyền hình và và các cuộc vận động nêu trên là nhằm mục đích sẻ chia, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Việc làm này thể hiện tinh thần yêu thương, đùm bọc, thinh thần đoàn kết, nhân ái của nhân dân ta. ( 1 điểm) - Hiểu được sẻ chia và tình yêu thương là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện mối quan tâm giữa người với người trong cuộc sống. ( 1 điểm) - Hiểu được sẻ chia và tình yêu thương sẽ đem lại hạnh phúc cho những ai được nhận, giúp họ vượt qua khó khăn, hoạn nạn, bù đắp cho họ những gì còn thiếu hụt, mất mát. ( 1 điểm) - Sẻ chia và tình yêu thương không chỉ đem lại hạnh phúc cho người khác mà còn là đem lại hạnh phúc cho chính người cho. Cho đi là để nhận lại những tấm lòng. ( 1 điểm) Như vậy: Sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời. ( 1 điểm) - Phê phán: Thói thờ ơ, vô cảm trước những rủi ro, bất hạnh, mất mát, đau thương của người khác. ( 1 điểm) - Liên hệ: Với bản thân, với các hoạt động tập thể của lớp, của trường… trong các phong trào nói trên. ( 1 điểm) Lưu ý chung: - Khuyến khích những bài có ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lý, có tính thuyết phục, bài viết có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng.

Các câu hỏi tương tự
khuất thanh xuân
Xem chi tiết
maria
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Ngân
Xem chi tiết
Vũ Huy Hoàn
Xem chi tiết
Chăm học
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết
Chăm học
Xem chi tiết
Chăm học
Xem chi tiết
Happy girl
Xem chi tiết