Chương II- Nhiệt học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phương Anh Phạm

Bài tập: Bạn Lan thả một miếng đồng có khối lượng là 300g ở 100 độ C vào 1 bình đựng chứa 2 lít nước. Nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 40 độ C.

a. Hãy cho biết, vật nào thu nhiệt và vật nào tỏa nhiệt? Giải thích.

b. Hãy tính nhiệt độ ban đầu của nước.

c. Nếu Lan đổ thêm 0.5 kg nước ở nhiệt độ là 100 độ C vào hệ trên thì nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt trở lại lần hai là bao nhiêu ?

Hãy bỏ qua nhiệt dung riêng của bình và sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Cho biết, nhiệt dung riêng của đồng là c1=380J/kg.K, của nước là c2=4200J/kg.K

Khánh Hạ
22 tháng 7 2017 lúc 11:27

Tóm tắt:

m1 = 300g = 0,3kg

t1 = 100oC ; c1 = 380J/kg.K

V2 = 2l m2 = 2kg

c2 = 4200J/kg.K

t = 40oC

__________________________

b, t2 = ?

c, m3 = 0,5kg ; t3 = 100oC

t' = ?

Giải

a, Vật tỏa nhiệt là miếng đồng vì nhiệt độ ban đầu của miếng đồng cao hơn so với nhiệt độ cân bằng chứng tỏ miếng đồng đã tỏa ra một nhiệt lượng làm nó lạnh đi.

Vật thu nhiệt là nước vì nhiệt độ ban đầu của nước thấp hơn nhiệt độ khi cân bằng chứng tỏ nước đã thu vào một nhiệt lượng làm nó nóng lên.

b, Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 100oC xuống t = 40oC là:

Qtỏa=m1.c1(t1−t)(J)

Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ nhiệt độ ban đầu t2 lên t = 40oC là:

Qthu=m2.c2(t−t2)

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

Qtỏa = Qthu

⇒ m1.c1(t1 − t)= m2.c2(t − t2)

⇒ t2= t − m1.c1(t1− t)m2.c2 = 40−0,3.380(100 − 40)2.4200 ≈ 39,186(oC)

c) Nhiệt lượng miếng đồng và nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ t = 40oC lên nhiệt độ cân bằng t' là:

Q′thu = (m1.c1 + m2.c2)(t′ − t)

Nhiệt lượng nước ở nhiệt độ t3 = 100oC tỏa ra khi hạ nhiệt xuống t = 40oC là:

Q′tỏa=m3.c2(t3 − t′)

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

Q′tỏa=Q′thu

⇒ m3.c2(t3−t′) = (m1.c1+m2.c2)(t′ − t)⇒ 0,5.4200(100 − t′) = (0,3.380 + 2.4200)(t′ − 40)

⇒ t′ ≈ 51,87(oC)

Vậy nhiệt độ cân bằng thứ hai của hỗn hợp là 51,87oC

Elly Phạm
22 tháng 7 2017 lúc 18:13

a, Vật tỏa nhiệt là miếng đồng và vật thu nhiệt là nước

b, Ta có \(\Delta\)t​nước = tcân bằng - tban đầu

= 40 - tban đầu

2 lít nước = 2 kg ; 300 gam = 0,3 kg

=> Qnước = mnước . cnước . \(\Delta\)tnước (1)

mà Qthu = Qtỏa => Qđồng = Qnước (2)

(1)(2) => Qđồng = 2 . 4200 . ( 40 - tnước ban đầu )

=> mđồng . cđồng . \(\Delta\)tđồng = 8400 . ( 40 - tnước ban đầu )

=> 0,3 . 380 . ( 100 - 40 ) = 8400 . ( 40 - tnước ban đầu )

=> 6840 = 8400 . ( 40 - tnước ban đầu )

=> tnước ban đầu \(\approx\) 39,2 độ C

c, Khi đổ thêm 0,5 kg nước ở 100 độ C

=> Nước100 độ C là chất tỏa nhiệt

còn đồng và nước39,2 độ C là chất thu nhiệt

=> Qnước 100 độ C = Qđồng + Qnước 39,2 độ C

=> mnước 100 độ C . cnước . \(\Delta\)tnước 100 độ C

= mđồng . cđồng . \(\Delta\)tđồng 2 + mnước 39,2 . cnước39,2 . \(\Delta\)tnước2
=> 0,5 . 4200 . ( 100 - tcân bằng ) = 0,3 . 380 .

( tcân bằng - 40 ) + 2 . 4200 . ( tcân bằng - 40 )
=> 2100 . ( 100 - tcân bằng ) = 114 . ( tcân bằng - 40 ) + 8400 . ( tcân bằng - 40 )

=> 2100 . ( 100 - tcân bằng ) = ( tcân bằng - 40 ) . ( 114 + 8400)

=> tcân bằng \(\approx\) 51,9 độ C


Các câu hỏi tương tự
Quen Sao [Shino Slimer]
Xem chi tiết
Lương Gia Bảo
Xem chi tiết
Tường
Xem chi tiết
thucnhi
Xem chi tiết
Annh Việt
Xem chi tiết
Minh Lê Hoàng
Xem chi tiết
Chira Nguyên
Xem chi tiết
TR ᗩ NG ²ᵏ⁶
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết