Cho hình thang ABCD có đáy nhỏ CD và đáy lớn AB
a) Hãy vẽ tam giác ADE mà diện tích của nó bằng diện tích hình thang đã cho. Từ đó suy ra cách tính diện tích hình thang dựa vào độ dài hai cạnh đáy và độ dài đường cao của hình thang
b) Hãy chia hình thang đã cho thành hai phần có diện tích bằng nhau bằng một đường thẳng đi qua đỉnh D của nó ?
Một hình chữ nhật có các kích thước a và b. Một hình bình hành cũng có hai cạnh là a và b. Tính góc nhọn của hình bình hành nếu diện tích của nó bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật (a và b có cùng đơn vị đo)
Tính diện tích mảnh đất hình thang ABED theo các độ dài đã cho trên hình 140 và biết diện tích hình chữ nhật ABCD là \(828m^2\) ?
Bài27: Vì sao hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEF(h.141) lại có cùng diện tích?Suy ra cách vẽ một hình chữ nhật có cùng diện tích với một hình bình hành cho trước.
Một thửa ruộng hình thang có độ dài đường trung bình bằng 25m. Chiều cao của thửa ruộng đó bằng 10m. thì diện tích của thửa ruộng là:
500 mét vuông
250 mét vuông
125 mét vuông
1000 mét vuông
Trên hình 143 ta có hình thang ABCD với đường trung bình EF và hình chữ nhật. Hãy so sánh diện tích hai hình này, từ đó suy ra một cách chứng minh khác về công thức diện tích hình thang ?
Cho hình bình thang ABCD có AB//CD và CD = 2.AB. Biết đáy nhỏ bằng chiều cao của hình thang và bằng 4cm. Tính diện tích hình thang ABCD
Cho hình chữ nhật ABCD có cạnh AB = 5cm, BC = 3cm. Vẽ hình bình hành ABEF có cạnh AB = 5cm và có diện tích bằng diện tích của hình chữ nhật ABCD. Vẽ được bao nhiêu hình ABEF như vậy ?
Vì sao hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEF (h.141) lại có cùng diện tích ? Suy ra cách vẽ một hình chữ nhật có cùng diện tích với một hình bình hành cho trước ?