CHƯƠNG I: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ

tú Nguyễn Cẩm
Bài 5 Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính s ố hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử. Bài 6 Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại. Bài 7 Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại
Hiiiii~
29 tháng 6 2017 lúc 11:16

Bài 5:

Gọi số proton, nơtron và electron lần lượt là p, n, e.

Theo đề ra, ta có:

\(p+n+e=28\)\(n=35\%.28\)

\(p=e\) nên \(2p+n=28\) (1)

\(n=35\%.28=9,8\approx10\)

Thay n vào (1), ta được:

\(2p+10=28\)

\(\Leftrightarrow2p=28-10=18\)

\(\Leftrightarrow p=e=\dfrac{18}{2}=9\)

Vậy số proton, nơtron và electron lần lượt là 9 hạt, 10 hạt, 9 hạt.

Bình luận (0)
Hiiiii~
29 tháng 6 2017 lúc 11:21

Bài 6:

Gọi số proton, nơtron và electron lần lượt là p, n, e.

Theo đề ra, ta có:

\(p+n+e=48\)\(\left(p+e\right)=2n\)

\(p=e\)

nên \(2p+n=48\) (1)

\(2p=2n\Leftrightarrow2p-2n=0\) (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2), ta được:

\(p=n=e=16\) (hạt)

Vậy số proton, nơtron và electron là bằng nhau và bằng 16 hạt.

Bình luận (0)
Trịnh Ngọc Hân
29 tháng 6 2017 lúc 12:21

Bài 7:

Giải

Gọi số proton, nơtron và electron lần lượt là \(p,n\)\(e\).

+) Do tổng số hạt trong nguyên tử X là 116:

\(\Rightarrow p+n+e=116\left(1\right)\)

\(\left(p+e\right)-n=24\left(2\right)\)

\(p=e\left(3\right)\)

Thay (3) vào (1) và (2)

\(\Rightarrow2p+n=116\Leftrightarrow2n=92\)

\(2p-n=24\Leftrightarrow n=46\)

Thay n =46 ta có:

\(2p-46=24\)

\(\Leftrightarrow2p=70\)

\(\Leftrightarrow p=35\)

\(\Rightarrow e=35\)

Vậy số proton, nơtron và electron lần lượt là 35hạt.46hạt và 35hạt.

Bình luận (0)
Khánh Hạ
29 tháng 6 2017 lúc 11:29

Bài 5:

Trong nguyên tử, ta thấy rằng số p = số e nên ta có thể xem tổng số hạt trong nguyên tử là 2p+n = 28 (1)

Mặt khác: số hạt nơtron chiếm 35% nên:

n = (2p + n). 0,35 \(\Leftrightarrow\) 0,7p - 0,65n = 0 (2)

Giải hệ 2 pt (1) và (2): \(\left\{{}\begin{matrix}p=e=9\\n=10\end{matrix}\right.\)

Vậy nguyên tố này thuộc F.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nhi Thảo
Xem chi tiết
Chang Mai
Xem chi tiết
Nghiên Uyển
Xem chi tiết
Chang Mai
Xem chi tiết
Hà Hoàng
Xem chi tiết
TeaMiePham
Xem chi tiết
Hoàng Lâm
Xem chi tiết
La Khánh Ly
Xem chi tiết
Gia Mẫn Trần
Xem chi tiết