Bài 5. Đọc các ví dụ sau và rút ra trật tự của trợ từ?
a. Tôi thì tôi xin chịu.
b. Chính bạn Lan nói với mình như vậy.
c. Ngay cả cậu cũng không tin mình ư?
Bài 6. Tìm những câu văn, câu thơ có dùng thán từ thể hiện rõ hai đặc điểm tren
a. Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa xuân đang đẹp nắng xanh trời.
b. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
c. Vâng! Cháu cũng nghĩ như cụ
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!” (Lão Hạc, Nam Cao)
Câu 1.(1,5đ): Đoạn trích trên là lời của nhân vật nào nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói ấy, em hiểu gì về nhân vật ấy?
Câu 2.(1,5đ): Văn bản chứa đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? Ai là người kể? Việc chọn ngôi kể đó đã mang lại hiệu quả gì?
Câu 3.(0,5đ): Tìm một thán từ và một tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 4.(3,0đ): Có ý kiến cho rằng: “Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao vừa là một người nông dân nhân hậu, thủy chung và trung thực, tự trọng, vừa là một người cha yêu thương con tha thiết.”
Dựa vào hiểu biết của em về truyện ngắn “Lão Hạc”, hãy viết một đoạn văn Tổng hợp- phân tích- tổng hợp khoảng 12 câu làm sáng tỏ ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một trợ từ. (Gạch chân và chú thích rõ)
Câu 5.(0,5đ): Trong chương trình lớp 8 có một văn bản cùng đề tài về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Em hãy kể tên văn bản đó và cho biết tên tác giả.
Bài 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi :
"Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trong thấy hai cây phong nói trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi."
a. Trong đoạn văn có một hình ảnh so sánh rất đặc sắc đó là hình ảnh nào? Chỉ ra cái hay của hình ảnh so sánh ấy ?
b. Chỉ ra và phân tích cấu tạo của một câu ghép trong đoạn văn ?
c. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp độc đáo của hai cây phong bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 8 - 10 câu, trong đó có sử dụng một câu ghép?
: Đọc kĩ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Tôi có một kinh nghiệm trong cuộc đời mình rằng: nếu đòi phải có môi trường phù hợp, hoàn cảnh phù hợp, cơ sở vật chất phù hợp mới chịu làm cái gì đó thì thật ra khi có đủ, tôi vẫn không làm tốt được. Bởi việc quan trọng là hành động và tìm ra cách để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại chứ không phải là đòi hỏi hoàn cảnh thích ứng với mình rồi mới hành động. (…) Không có môi trường, hoàn cảnh, điều kiện như mong muốn thì ta sẽ không làm gì cả. Liệu bạn có định trở thành người như vậy?
(Theo Lại Minh Lực, “Học online không hiệu quả là do đâu?”, VnExpess.net)
Câu 1. Xét theo mục đích nói, câu văn cuối cùng trong đoạn văn bản thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Cách thực hiện hành động nói?
Tìm các tình thái từ trong các câu sau và cho biết ý nghĩa của chúng.
a) – Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu.
b) … Con người đáng kính đó cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
c) Em tôi sụt sịt bảo:
- Thôi thì anh cứ chia ra vậy
giúp mik với
I. ĐỌC - HIỂU: (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại :
- Mày dại quá ! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.
Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Câu 1 (1.0 điểm). Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích ?
Câu 2 (1.0 điểm). Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ (…).” và “ Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”.
Câu 3 (1.0 điểm). Đoạn trích diễn tả tình cảm gì ?
Câu 4 (1.0 điểm). Em có thái độ, tình cảm như thế nào đối với người mẹ của mình ?