Câu 1: Viết công thức hóa học của những oxit sau: Natri oxit, Sắt (III) oxit, Nitơ đioxit, Đinitơ pentaoxit
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ bằng cách dùng Oxi để oxi hoá Sắt ở nhiệt độ cao.
a. Tính thành phần % theo khối lượng của nguyên tố Sắt có trong oxit sắt từ.
b. Tính số gam khí Oxi cần dùng để điều chế được 2,32 g oxit sắt từ ?
c. Để điều chế được lượng Oxi nói trên cần phân huỷ bao nhiêu gam KMnO4? (biết trong quá trình điều chế lượng oxi ha...
Đọc tiếp
Câu 1: Viết công thức hóa học của những oxit sau: Natri oxit, Sắt (III) oxit, Nitơ đioxit, Đinitơ pentaoxit
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ bằng cách dùng Oxi để oxi hoá Sắt ở nhiệt độ cao.
a. Tính thành phần % theo khối lượng của nguyên tố Sắt có trong oxit sắt từ.
b. Tính số gam khí Oxi cần dùng để điều chế được 2,32 g oxit sắt từ ?
c. Để điều chế được lượng Oxi nói trên cần phân huỷ bao nhiêu gam KMnO4? (biết trong quá trình điều chế lượng oxi hao hụt 10%).
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam kim loại R hóa trị II trong không khí, thu được 10 gam oxit. Tìm công thức hóa học của oxit R.
Câu 4: Một oxit của kim loại R có hóa trị III trong đó kim loại R chiếm 52,94% theo khối lượng. Tìm CTHH của oxit.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 28g sắt trong lọ đựng khí ôxi
a/ Tính thể tích khí ôxi cần dùng (đktc).
b/ Tính số gam KMnO4 cần dùng để điều chế lượng ôxi trên.
Câu 6. Đốt cháy 3,24 gam bột nhôm trong bình chứa 1,92 gam khí oxi. Hỏi sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?
Câu 7: Cho các chất sau: NO, N2O5, CaO, Fe2O3, P2O5, CO, Al2O3,CO2, MgO, ZnO, SO3. Hãy phân loại oxit và gọi tên
Câu 8: Tính khối lượng KClO3 đã bị nhiệt phân, biết rằng thể tích khí oxi thu được sau phản ứng là 3,36 lít (đktc)
Câu 9: Đốt cháy 12g Mg trong lọ đựng khí oxi
a)Tính thể tích ôxi cần dùng ở đktc.
b)Lấy 6g cacbon đốt cháy với lượng oxi trên.Tính khối lượng CO2 tạo thành.