Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Quang Hiếu

Bài 3 : Nêu điểm giống và khác nhau giữa truyện và kí.

Bạch Hà DHAM
6 tháng 5 2016 lúc 6:15

Truyện và kí đều thuộc loại hình tự sự viết bằng văn xuôi,tái hiện lại bức tranh về cuộc sống bằng cách tả và kể là chính . Có lời kể 

               Truyện                                                                                                     Kí

có cốt truyện ,có nhân vật . những điều đã kể k                 không có cốt truyện,có khi không có cả nhân vật 

phải đã từng xảy ra theo đúng thực tế mà phần                  Kể những điều có thật , đã từng xảy ra.

lớn dựa vào tưởng tượng ,sáng tạo của tác giả

Võ Thị Mai Thơm
6 tháng 5 2016 lúc 10:44

Cả truyện và kí đều thuộc loại hình tự sự. Đều sử dụng phương thức tái hiện bức tranh cuộc sống một cách khái quát bằng lời văn miêu tả, lời kể qua lời của người kể chuyện. Các chi tiết và hình ảnh về thiên nhiên con người, xã hội, thể hiện cái nhìn và thái độ của người kể đối với những hình ảnh, chi tiết được nói đến trong tác phẩm.

Ngoài ra, yếu tố thường có chung trong cả truyện và kí là nhân vật kể chuyện. Kí cũng có thể có hoặc không có nhân vật và cốt truyện (điều thường không thể thiếu trong truyện ngắn).

Bên cạnh đó, giữa truyện và kí cũng có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:

Truyện: Phần lớn các tác phẩm truyện đều sử dụng nhiều trí tưởng tượng, óc sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống và thiên nhiên (nội dung trong truyện không hoàn toàn giống hệt như trong thực tế); có nhân vật, cốt truyện và lời kể.

: Chú trọng đến việc ghi chép, tái hiện hình ảnh, sự việc của đời sống, cốt truyện thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả từ những điều mắt thấy, tai nghe (chân thực với thực tế cuộc sống). Kí thường không có cốt truyện rõ ràng, thậm chí có khi không có cả nhân vật.

tthnew
3 tháng 8 2017 lúc 9:50

Truyện và kí đều thuộc loại hình tự sự. Đều sử dụng phương thức tái hiện bức tranh cuộc sống một cách khái quát bằng lời văn miêu tả, lời kể qua lời của người kể chuyện. Các chi tiết và hình ảnh về thiên nhiên con người, xã hội, thể hiện cái nhìn và thái độ của người kể đối với những hình ảnh, chi tiết được nói đến trong tác phẩm.

Ngoài ra, yếu tố thường có chung trong cả truyện và kí là nhân vật kể chuyện. Kí cũng có thể có hoặc không có nhân vật và cốt truyện (điều thường không thể thiếu trong truyện ngắn).

Bên cạnh đó, giữa truyện và kí cũng có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:

- Truyện: Phần lớn các tác phẩm truyện đều sử dụng nhiều trí tưởng tượng, óc sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống và thiên nhiên (nội dung trong truyện không hoàn toàn giống hệt như trong thực tế); có nhân vật, cốt truyện và lời kể.

- : Chú trọng đến việc ghi chép, tái hiện hình ảnh, sự việc của đời sống, cốt truyện thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả từ những điều mắt thấy, tai nghe (chân thực với thực tế cuộc sống). Kí thường không có cốt truyện rõ ràng, thậm chí có khi không có cả nhân vật.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
3 tháng 8 2017 lúc 10:11


TRUYỆN:
một loại sáng tác dưới hình thức tự sự, có một cốt truyện được chia thành các phần có mở đầu, phát triển và kết thúc. T được viết bằng văn xuôi hoặc bằng thơ. Trong T có T dài, ngày nay gọi là tiểu thuyết (x. Tiểu thuyết), T vừa, T ngắn. T vừa có dung lượng trung bình, giữa tiểu thuyết và T ngắn. Không có ranh giới thật rạch ròi giữa tiểu thuyết và T vừa. Tuỳ theo quan điểm chính trị - xã hội, quan điểm thẩm mĩ của các tác giả khác nhau, T vừa có thể mang sắc trầm tĩnh hoặc chứa đầy những xung đột gay gắt. Ở Việt Nam, "Tắt đèn", "Bước đường cùng", "Bỉ vỏ" là những T vừa có giá trị. T ngắn viết tập trung vào một mảng của cuộc sống, một hay vài biến cố, sự kiện xảy ra và được xử lí rất nhanh. Nhân vật của tiểu thuyết được thể hiện về nhiều phương diện phức tạp như vốn có trong đời sống. Nhân vật của T ngắn thường thể hiện một trạng thái tâm hồn, một khía cạnh gay cấn, căng thẳng nào đó của một vấn đề xã hội. Đặc điểm của T ngắn là hành động ngắn gọn, cô đúc, thời gian diễn biến có thể ngắn hoặc dài nhưng khi chuyển sang kết thúc thường có sự đột biến có kịch tính. Những T ngắn thành công vẫn có thể biểu hiện được những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn. Nam Cao, Nguyễn Công Hoan đã để lại cho văn học Việt Nam nhiều T ngắn đặc sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã viết những T ngắn đầu tiên của nền văn học xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

KÍ:
thể văn thuộc loại kí (ghi chép) nhằm ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống bằng những nhận xét, những cảm xúc của người viết. BK thường nói về người thật, việc thật cùng những suy nghĩ, bình luận chân thực của người viết. BK thường được xem là thể trung gian giữa kí sự và tuỳ bút. Không có ranh giới rạch ròi giữa các loại kí (BK, kí sự, tuỳ bút), mà biến hoá tuỳ theo ý định sáng tác và đặc điểm, bút pháp của nhà văn. Ở Việt Nam, BK còn có nhiều tên khác, cách viết cũng đa dạng như "Công dư tiệp kí" của Vũ Phương Đề (tiệp kí: ghi nhanh), "Thoái thực kí văn" của Trương Quốc Dụng (kí văn: ghi những điều nghe thấy được), "Kiến văn tiểu lục" của Lê Quý Đôn (ghi chép gọn những điều tai nghe mắt thấy).


Các câu hỏi tương tự
Nguyen Thi Thanh Thuy
Xem chi tiết
luu ngoc lan huong
Xem chi tiết
Lê Thị Ánh Thuận
Xem chi tiết
Darth Vader
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Thành
Xem chi tiết
Thái Lâm Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mỹ Huyền
Xem chi tiết
Lê Trần Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Trần Thị Phương Mai
Xem chi tiết