Gọi p, e, n là số proton, số electron và số nơtron trong một nguyên tử M; p’, e’, n’ là số proton, số electron và số nơtron trong một nguyên tử X.
Trong nguyên tử số proton = số electron; các hạt mang điện là proton và electron, hạt không mang điện là nơtron.
+ Trong phân tử của M2X2 có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 164 nên suy ra:
2(2p + n) + 2(2p’ + n’) = 164 (1)
+ Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 52 nên suy ra:
(4p + 4p’) - 2(n + n’) = 52 (2)
+ Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23 đơn vị nên ta có suy ra:
(p + n) - (p’ + n’) = 23 (3)
+ Tổng số hạt electron trong M+ nhiều hơn trong X22- là 7 hạt nên suy ra:
(2p + n - 1) - 2(2p’ + n’) + 2 = 7 (4)
Giải hệ (1), (2), (3), (4) ta được p = 19 ⇒ M là kali; p’ = 8 ⇒ X là oxi.
Công thức phân tử của hợp chất là K2O2.
*Tk