Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.
Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương ấy. Nếu ta cho con cò là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột nặng nề. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu? Ông cũng có nghĩa là nhân dân là những người chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn trước những lời khẩn khoản:
Ông ơi! ông vớt tôi nao
Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà cò muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình:
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.
Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò bị lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước áp bức bóc lột sưu cao thuế nặng như Nguyễn Khuyến đã nói:
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò
(Nguyễn Khuyến)
Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo, củ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:
Có xáo thi xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Cò muốn chết nơi nước trong. Nếu phải chọn một trong hai cái chết cò van xin đừng để cho cò chết trong nước đục. Đó là điều đau đớn, tủi lòng nhất đối với cò. Có thể đây là một con cò bé chưa đủ lông đủ cánh, mới lớn lên tập tễnh đi kiếm ăn, chưa hiểu gì nhiều nên đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Hoặc cò con là thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn chúng phải đau lòng. Lời van xin của con cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu sa vào cạm bẫy, bùn nhơ họ vẫn tha thiết với cuộc sống trong sáng, thanh cao.
Đã có những câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử: Đói cho sạch, rách cho thơm hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.
Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, Lão Hạc... có khác gì cuộc đời, thân phận con cò. Họ dù sống trong cảnh bần hàn cơ cực nhưng họ vẫn vươn lên sống như những con người chân chính.
Dân tộc ta hơn 80% làm nghề nông. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng chính lòng dũng cảm đã giữ vững nền tự do độc lập và những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác... Học bài ca dao trên cho chúng ta lòng cảm phục yêu kính họ. Bài học “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” có giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay.
Tham khảo:
Kho tàng ca dao dân ca của nước ta có rất nhiều bài hay nói về hình ảnh con cò. Hình ảnh con cò người ta thường để tượng trưng cho thân phận của người nông dân, người phụ nữ và hơn hết con cò còn thể hiện lời hát ru của bà, của mẹ. Trong đó bài “Con cò mà đi ăn đêm” là một bài ca dao hát ru và có triết lí cao cả:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Mở đầu bài thơ là cách nói ngược rất độc đáo:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Mọi người thường chỉ thấy con cò đi kiếm ăn ban ngày chứ không phải đi kiếm ăn ban đêm. Mà chỉ có con vạc mới biết kiếm ăn ban đêm vì thế có câu:
Ngán cho con vạc đi mò
Bán ruộng cho cò nên phải ăn đêm
Chính vì cách mở đầu độc đáo này ta mà ta hiểu rõ hơn về cuộc sống thiếu thốn và cơ cực. Ban ngày họ vốn làm lụng vất vả nhưng vì cuộc sống mưu sinh vẫn thiếu thốn nên họ phải kiếm ăn vào cả ban đêm. Ấy vậy mà “Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao” con cò thường đậu ở những cành cây thanh mảnh và cao để bám nên không bao giờ có hình ảnh lộn cổ xuống ao. Đây là một nghịch lí tương phản ở đời càng nhấn mạnh sự gian truân vất vả, nhiều người đã cố gắng vượt qua nhưng không được họ vẫn bị lún sâu trong cái cơ cực của cuộc sống ấy.
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy sao măng
Dù con cò bị lộn cổ xuống ao nhưng nó vẫn cầu xin lòng rủ thương của con người. Ý muốn nói về tình thương và sự giúp đỡ trong cuộc sống không chỉ giúp đỡ con người lẫn nhau và đôi khi chúng ta cũng nên giúp những loài động vật. Nhưng có một điều lạ là thường thì những con cò khi thấy người chúng sẽ bay đi chứ không đợi con người tiến lại bắt nó. Còn con cò trong bài ca dao này lại cầu xin người bắt nó. Đây là một nghịch lí trong cuộc sống. Nghịch lí còn được thể hiện rõ hơn trong các câu tiếp theo:
Có xáo thì xáo nước trong
Chớ xáo nước đục đau lòng cò con
Dù cuộc sống có thiếu thốn và lao động mệt nhọc nhưng những người nông dân vẫn vô tư và hài hướng. Làm nên những câu ca dao vừa âm đậm triết lí ở đời vừa mang những yếu tố hóm hỉnh khiến người đọc thích thú. Như nghịch lí ở trong câu ca dao này cũng vậy. Con cò thật đáng yêu khi xin xáo mình trong nước trong. Dù vốn dĩ nó sống mò mẫm trong bùn lầy rất đục và rất bẩn. Trong khi loài cò rất ít chất dinh dưỡng đồng thời lại nhỏ bé nên nước thường rất trong.
Hình ảnh con cò này trong bài đại diện cho người phụ nữ trong xã hội xưa, họ tần tảo sớm hôm vất vả kiếm miếng cơm manh áo để nuôi chồng nuôi con. Họ không phàn nàn hay oán trách mà vẫn một mình lặng lẽ âm thầm việc cuộc sống của gia đình. Trong câu cuối của bài ca dao “Chớ xáo nước đục đau lòng cò con” thể hiện cái chết cũng muốn trong sạch để tiếng cho đời sau. Người phụ nữ ở đây cũng vậy muốn mình luôn trong sạch và hết mực về cuộc sống tươi đẹp.
Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” là một bài ca dao hay nói về sự chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt nam nói chung. Họ luôn khao khát có một cuộc sống tươi đẹp ở tương lai. Nếu có gặp nạn và phải chết thì họ vẫn muốn chết trong sạch mang tiếng ở đời sau. Đây là một đức tính đẹp của người phụ nữ xưa.
Chúc bạn học tốt!
GIÚP MIK VS!!! Nhưng mọi ng đừng copy bài trên mạng nha.
Tham khảo
Dụng ý và giá trị tư tưởng của bài ca dao đã được thể hiện đầy đủ và sâu sắc ở câu cuối này. sống đục sao bằng thác trong. Sự băn khoăn day dứt nhiều nhất lúc này không phải sống hay chết mà là chết ra sao. Và rõ ràng, cò đã lựa chọn: “Có xáo thì xáo nước trong” – tức là lựa chọn cái chết và cách chết. Cao thượng và thành thực, đáng thương và đáng trọng, sự lựa chọn của cò đem đến cho ta niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về phẩm chất của con người. Những người lao động bình thường, chân chất, những con người thô mộc chân quê lại vô cùng ngạo nghễ kiêu hãnh khi cần bảo vệ nhân phẩm của mình. Càng cảm động và khâm phục hơn khi biết cò không muốn chết đục và sợ “đau lòng cò con”. Cò con ở đây có thể là chính con cò lâm nạn – một cách nói khiêm tốn. Cò con cũng có thể là con cò bé dại, chưa đủ khoẻ, đủ khôn nên mới kiếm ăn đêm và đậu phải cành mềm. Nhưng có lẽ ta hướng nhiều hơn đến cách hiểu “cò con” là con của cò đang gặp nạn. Theo các hiểu này, ý nghĩa nhân văn của bài ca dao càng thấm đẫm hơn. Quên nỗi đau của mình, cò đang nghĩ đến cháu con, nghĩ cho thế hệ tương lai. Nghĩa là khi lựa chọn cách chết nó đã lo cho sự đau lòng, cho sự hổ thẹn, nhục nhã của con cháu khi bản thân nó bị xáo “nước đục”. Một lần nữa ta lại thấm thìa lời răn “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Cò đã sống thế và chết như thế. Bóng dáng người nông dân ẩn hiện, thắp thoáng phía sau bóng cò. sống là cho, chết cũng là cho. Bao thế hệ người Việt Nam đã sống với phương châm ấy. Hi sinh bản thân mình vì người khác, giữ gìn phẩm giá đến hơi thở cuối cùng, con cò xưa hay những người chiến sĩ cộng sản nay đã làm rực sáng phẩm chất truyền thống quý báu ấy.
Đoạn văn cảm nhân về bài ca dao trên :
Từ bao đời nạy, con cò gần gũi, thân thiết với đồng ruộng, với người nông dân đã trở thành hình tượng quen thuộc trong ca dao. Mỗi khi nhắc đến con cò, ta thường liên tưởng đến người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tuỵ suốt đời vì chồng vì con.Thông qua tâm sự của con cò gặp nạn, bài ca dao khẳng định người dân lao động nghèo khổ xưa kia luôn đề cao quan điểm: Thà chết trong còn hơn sống đục.Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời cực nhọc và thân phận nhỏ bé của họ, bởi vì nó có nhiều nét tương đồng: thân cò gầy guộc; cò chịu khổ, vất vả lặn lội kiếm ăn.Bài ca dao thấm đẫm cảm xúc buồn thương khi kể về cảnh ngộ éo le của một con cò mẹ trong lúc đi kiếm mồi để nuôi con. Nó gợi cho ta liên tưởng tới sự vất vả, cực nhọc của người phụ nữ lao động xưa kia.Kiếm ăn ban ngày không đủ, cò mọ phải kiếm ăn cả ban đêm. Vì trời tối, cò đậu phải cành mềm cho nên mới bị lộn cổ xuống ao. Có lẽ cò mẹ không chỉ buồn vì tai nạn và cái chết gần kề mà còn buổn vì sự hiểu lầm tai hại tất sẽ xảy ra. Nội dung lời ca giúp chúng ta hiểu và thông cảm với tâm trạng của cò mẹ.Tiếng kêu cứu van xin gấp gáp của cò mẹ cho thấy nó mong được cứu sống biết bao vì đàn con nhỏ đang trông đợi ở nhà. Lời khẩn cầu của cò mẹ hoàn toàn không phải vì muốn bảo toàn tính mạng mà là muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình: Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng, Lời thanh minh về sự vô tội cũng là lời thề danh dự. Tồi có lòng nào nghĩa là nếu tôi có lòng dạ hoặc ý định xấu xa nào thì ông hãy xáo măng, có nghĩa là ông có xử vào tội chết tôi cũng cam lòng.Cò ngày ngày lặn lội kiếm ăn nay không may gặp rủi ro, hoạn nạn. Lời cò mẹ cũng là lời phân trần chân thật của những người lương thiện chẳng may rơi vào cảnh ngộ éo le.Ta có thể hiểu được tâm trạng đau đớn cùng phẩm giá đáng quý của cò mẹ. Điều ấy khiến chúng ta liên tưởng tới những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ lao động, những bà mẹ nghèo suốt đời lam lũ, bần hàn, không có gì để lại cho con ngoài tấm lòng trong sạch, thanh cao. Đó chính là gia tài đáng quý nhất để các con luôn tự hào về mẹ, noi gương mẹ mà sống tốt hơn. Trong việc lựa chọn giữa sự sống và cái chết, cò mẹ luôn nghĩ đến danh dự và trách nhiệm của mình đối với thế hệ nối tiếp.Bài ca dao trôn đây thể hiện quan niệm sống đúng đắn của nhân dân ta. Đáng yêu sao hình ảnh con cò trong ca dao xưa. Nó gợi lên bóng dáng thân thương của những người vợ, người mẹ vất vả cả đời vì chổng vì con mà không một lời oán thán. Trên đời này, có biết bao người mẹ chấp nhận lặn lội thân cò để cho các con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành… Còn thân mẹ, gian nan, nguy hiểm nào có sá gì!
Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.
Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương ấy. Nếu ta cho con cò là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột nặng nề. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu? Ông cũng có nghĩa là nhân dân là những người chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn trước những lời khẩn khoản:
Ông ơi! ông vớt tôi nao
Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà cò muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình:
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.
Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò bị lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước áp bức bóc lột sưu cao thuế nặng như Nguyễn Khuyến đã nói:
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò
(Nguyễn Khuyến)
Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo, củ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:
Có xáo thi xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Cò muốn chết nơi nước trong. Nếu phải chọn một trong hai cái chết cò van xin đừng để cho cò chết trong nước đục. Đó là điều đau đớn, tủi lòng nhất đối với cò. Có thể đây là một con cò bé chưa đủ lông đủ cánh, mới lớn lên tập tễnh đi kiếm ăn, chưa hiểu gì nhiều nên đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Hoặc cò con là thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn chúng phải đau lòng. Lời van xin của con cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu sa vào cạm bẫy, bùn nhơ họ vẫn tha thiết với cuộc sống trong sáng, thanh cao.
Đã có những câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử: Đói cho sạch, rách cho thơm hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.
Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, Lão Hạc... có khác gì cuộc đời, thân phận con cò. Họ dù sống trong cảnh bần hàn cơ cực nhưng họ vẫn vươn lên sống như những con người chân chính.
Dân tộc ta hơn 80% làm nghề nông. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng chính lòng dũng cảm đã giữ vững nền tự do độc lập và những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác... Học bài ca dao trên cho chúng ta lòng cảm phục yêu kính họ. Bài học Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn có giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay.