Văn bản ngữ văn 7

Việt Mai Quý

Bài 1 : Tìm h thng lun đim , lun c , dn chng ca mi đon văn sau :

a ) Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương sáng lớn về đức tính giản dị . Đức tính giản dị của Bác thể hiện rõ nhất ở trong cách sinh hoạt và cách đối xử với mọi người . Hồi còn sống ở chiến khu , Chủ tịch Hồ Chí Minh sống chung , ăn chung với cán bộ , bộ đội . Đến bữa cơm , Người lấy thìa chia thức ăn cho mọi người . Giờ giải lao , Người đánh bóng chuyền với mọi người . Khi về Hà Nội , Người vẫn thích mặc bộ bà ba , đi dép lốp , ở nhà sàn . Người giản dị thể hiện ngay trong cách sử dụng ngôn ngữ , tuy Người rất giỏi tiếng Pháp , tiếng Nga , tiếng Trung Quốc và nhiều thứ tiếng khác , nhưng Người chủ trương nói tiếng Việt , không thích dùng từ nước ngoài khi không cần thiết , không ai hiểu . Bác Hồ rất ghét phô trương , xa hoa . Đến thăm nơi nào , Người không muốn báo trước để người ta tổ chức đón rước , mất công mất việc . Trong di chúc , Người không muốn sau khi mình mất , nhân dân phải tổ chức điếu phúng linh đình .

b ) " Bệnh vô cảm " có rất nhiều biểu hiện khác nhau . Biểu hiện đầu tiên là sự chai sạn cảm xúc khi chứng kiến những cảnh tượng cảm động . Đó là sự thờ ơ trước niềm vui hoặc nỗi buồn của những người xung quanh hay thản nhiên trước một câu chuyện buồn trong sách báo hoặc trên phim ảnh . Nhưng đáng sợ hơn cả là thái độ lạnh lùng đến tàn nhẫn trước những đau thương , mất mát của đồng loại . Trái tim của những kẻ mắc " bệnh vô cảm " không hề băn khoăn , rúng động trước những gì liên quan tới lĩnh vực tinh thần . Họ không hiểu rằng những lời mắng nhiếc , nhục mạ của họ sẽ khoét sâu nỗi đau trong lòng một đứa trẻ bất hạnh như thế nào . Một ánh mắt dửng dưng , khinh bỉ của họ trước một người khuyết tật sẽ làm tăng thêm mặc cảm và nỗi buồn khó nguôi ngoai .

Bài 2 : Viết câu ch đề cho mi đề văn sau đây :

a ) Hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ " Thương người như th thương thân ".

b ) Dân tộc Việt Nam ta luôn có truyền thống nhân ái , câu tục ngữ " Lá lành đùm lá rách " đã đúc kết sâu sắc truyền thống ấy của nhân dân ta . Em hãy viết đoạn văn 10 - 12 câu trình bày suy nghĩ của mình .

c ) Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ .

d ) Hoài Thanh đã viết " Văn chương gây cho ta nhng tình cm ta không có , luyn cho ta nhng tình cm ta sn có " hãy viết đoạn văn 10 - 12 câu trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên .

e ) Hãy trình bày suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước của nhân dân ta .

Bài 3 : Hãy tìm dn chng cho các đề ngh lun sau :

a ) Viết đoạn văn 10 - 12 câu trình bày suy nghĩ về tinh thần thương thân thương ái của dân tộc được đúc kết trong câu tục ngữ " Thương người như th thương thân ".

b ) Viết đoạn văn 10 - 12 câu trình bày suy nghĩ về tinh thần tôn sư trộng đạo của dân tộc được đúc kết trong câu tục ngữ " Không thy đố mày làm nên ".

c ) Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ .

d ) Hãy trình bày suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước của nhân dân ta .

Bài 4 : Viết đon văn ngh lun 10 - 12 câu trình bày suy nghĩ ca em v câu tc ng " Ung nước nh ngun "

Nguyễn Trần Thành Đạt
26 tháng 1 2017 lúc 0:43

Bài 2:

a)

“Bầu ơi thương lấy bí cùng? Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hay “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương? Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là những câu tục ngữ từ xã xưa ông bà ta để lại với mục đích khuyên răn con cháu những điều hay lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày. Cũng nói lên tình thương giữa con người với con người ông bà ta còn có câu “ thương người như thể thương thân”. Vậy câu tục ngữ đó có ý nghĩa như thế nào?

Có thể khẳng định một điều rằng ông cha ta để lại tất cả những câu tục ngữ ấy không câu nào là câu không có ý nghĩa giáo dục cả. Những sự giáo dục ấy được rút ra từ những kinh nghiệm của ông cha. Chính vì thế mà câu tục ngữ “thương người như thể thương thân cũng có ý nghĩa tác dụng rất lớn đối với sự giáo dục của ông cha ta để lại.

Thương người là hanh động mang tình thương, sụ động cảm, nhân ái đến với người khác. Nó thể hiện sự giúp đỡ tương thân tương ái giữa những con người với nhau. Nó cũng giống như câu lá lành đùm lá rách. Thương thân là thương chính bản thân mình, cái này thì thường là bản năng của con người chúng ta. Chính vì thế ma khi con người quá yêu bản thân mình sẽ dẫn đến “ích kỉ” và “vị kỉ”. Vì vậy câu tục ngữ trên có ý nghĩa là hãy biết thương người như thể thương bản thân mình vậy. Chúng ta thường nghĩ đến những cái tốt cho bản thân mình thì cũng nên nghĩ đến những điều tốt cho những người khác. Đó chính là ý mà ông cha ta muốn khuyên ta vậy.

Trong học tập cũng vậy, bản thân mình luôn mong muốn điểm cao và muốn có kết quả học tập xuất sắc nên ta học tập chăm chỉ tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Có những bài tập không biết thì mong muốn có một người có thẻ giúp mình. Vậy thì người khác cũng thế nên trong học tập khi mình không biết hỏi bạn là mình thương chính bản thân mình. Còn khi bạn không biết bạn hỏi mình mà mình bảo thì chính là mình thương bạn. Nếu như mình được bạn giảng cho chỗ không biết còn chỗ mình biết mình lại không bảo bạn thì đó là mình đã lợi dụng bản và ích kỉ không muốn cho ai bằng mình.

Hay trong cuộc sống của một dân tộc thì chúng ta biết được rằng có những kiếp người sống khổ sở bên những ven đường, ngủ ở những gầm cầu cao tốc. Khi ấy ta động lòng trước những gì mà người khác phải trải qua và chúng ta giúp đỡ họ thì đó cũng chính là biểu hiện của thương người như thương thân. Cái này gần giống như tương thân tương ái nhưng các bạn thử nghĩ mà xem khi bạn động lòng thương một kiếp người nào đó, nhìn người ta trong đầu bạn có tưởng tượng được nếu mình ở trong hoàn cảnh đó thì cũng rất cần người khác quan tâm không. Đó chính là nét đẹp tâm hồn ta, cuộc đời không ai may mắn hết được chính những lúc khó khăn như thế mới cần tình thương của mọi người. Mà chính những lúc cần tình thương của mọi người là khi ấy người giúp đỡ có nghĩ đến lợi ích của người ấy giống như của mình thì mới thật sự giúp đỡ tận tụy được.

Tình thương người như thể thương thân ấy còn không có giới hạn. Nó vượt qua mọi khoảng cách không gian và thời gian. Nó không chỉ là tình thương giữa những con người cùng đất nước nữa mà nó là tình thương giữa dân tộc các nước với nhau. Chẳng thế mà Bác Hồ của chúng ta đi bôn ba sang chính cái nước xâm lược và chính thương người như thể thương thân Bác mới nhận ra rằng nhân dân chính quốc cũng khổ cực như nhân dân mình.
Qua đây ta thấy ông cha ta đã để lại một bài học quý giá về đạo đức con người. Có thể nói thương người như thể thương thân chính là cơ sở để xuất phát quyết định đến hành động giúp đỡ của mỗi người. Từ đó cũng có thể xác định được một con người có tâm có đức hay không. Dẫu biết con người chúng ta thường nghĩ đến bản thân mình nhiều hơn nhưng mỗi chúng ta hãy xây dựng bồi đắp tâm hồn mình để giúp đỡ người khác và tránh xa thói xấu ích kỉ.

Bình luận (1)
Phạm Thị Trâm Anh
25 tháng 1 2017 lúc 18:24

Bạn chia nhõ câu hỏi ra nhé, dài quá àk @ @

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Việt Mai Quý
Xem chi tiết
Cute Muichirou
Xem chi tiết
longhieu
Xem chi tiết
nguyenthyuduong
Xem chi tiết
đức ba
Xem chi tiết
khan wind
Xem chi tiết
Hải Anh Đoàn
Xem chi tiết
ncjocsnoev
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết
Trần Hà Nguyên
Xem chi tiết