Hóa học 11

Nguyễn Thuỷ

BÀI 1 : Nhận biết chất sau bằng phương pháp hoá học.

a. Các dụng dịch KOH, NaNO3, NaCl, Na2SO4, HCl.

b. Các chất rắn NaOH, Ba(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3.

c. Các dụng dịch chứa chất tắn sau: CaCl2, CaCO3, AgCl, NaNO3.

d. Các dụng dịch chứa các ion : Cl- ; SO4 2- ; NO3- ; OH- ; S 2-.

BÀI 2 : Nhận biết các chất rắn sau : CaCl2, CaCO3, AgCl, NaNO3.

Lê Ng Hải Anh
26 tháng 10 2020 lúc 21:27

Bài 1:

a, _ Trích mẫu thử.

_ Nhỏ lần lượt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.

+ Nếu quỳ tím chuyển xanh, đó là KOH.

+ Nếu quỳ tím chuyển đỏ, đó là HCl.

+ Nếu quỳ tím không chuyển màu, đó là NaNO3, NaCl và Na2SO4. (1)

_ Nhỏ một lượng từng mẫu thử nhóm (1) vào ống nghiệm chứa dd BaCl2.

+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là Na2SO4.

PT: \(BaCl_2+Na_2SO_4\rightarrow2NaCl+BaSO_{4\downarrow}\)

+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là NaNO3 và NaCl. (2)

_ Nhỏ một lượng từng mẫu thử nhóm (2) vào ống nghiệm chứa dd AgNO3.

+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là NaCl.

PT: \(NaCl+AgNO_3\rightarrow NaNO_3+AgCl_{\downarrow}\)

+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là NaNO3.

_ Dán nhãn vào từng mẫu thử tương ứng.

b, _ Trích mẫu thử.

_ Hòa tan các mẫu thử vào nước.

+ Nếu tan, đó là NaOH và Ba(OH)2. (1)

+ Nếu không tan đó là Mg(OH)2 và Al(OH)3. (2)

_ Nhỏ một lượng dd nhóm (1) vào ống nghiệm chứa dd Na2SO4.

+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là Ba(OH)2.

PT: \(Ba\left(OH\right)_2+Na_2SO_4\rightarrow2NaOH+BaSO_{4\downarrow}\)

+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là NaOH.

_ Hòa tan mẫu thử nhóm (2) vào lượng dư dd NaOH vừa nhận biết được.

+ Nếu tan, đó là Al(OH)3.

PT: \(Al\left(OH\right)_3+NaOH\rightarrow NaAlO_2+2H_2O\)

+ Nếu không có hiện tượng gì, đó là Mg(OH)2.

_ Dán nhãn vào từng mẫu thử tương ứng.

c, _ Trích mẫu thử.

_ Hòa tan các mẫu thử vào nước.

+ Nếu tan, đó là CaCl2 và NaNO3. (1)

+ Nếu không tan, đó là CaCO3 và AgCl. (2)

_ Nhỏ một lượng dd nhóm (1) vào ống nghiệm chứa dd AgNO3.

+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là CaCl2.

PT: \(CaCl_2+2AgNO_3\rightarrow Ca\left(NO_3\right)_2+AgCl_{\downarrow}\)

+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là NaNO3.

_ Nhỏ một lượng dd HCl vào ống nghiệm chứa các mẫu thử nhóm (2).

+ Nếu mẫu thử tan và có hiện tượng sủi bọt khí, đó là CaCO3.

PT: \(CaCO_3+2HCl\rightarrow CaCl_2+H_2O+CO_2\uparrow\)

+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là AgCl.

_ Dán nhãn vào từng mẫu thử tương ứng.

d, _ Trích mẫu thử.

_ Nhỏ một lượng các mẫu thử vào giấy quỳ tím.

+ Nếu quỳ tím chuyển xanh, đó là OH- và S2-. (1)

+ Nếu quỳ tím không chuyển màu, đó là Cl- , SO42- và NO3- (2)

_ Nhỏ một lượng mẫu thử nhóm (1) vào ống nghiệm chứa dd HCl.

+ Nếu có khí mùi trứng thối thoát ra, đó là S2-.

PT: \(2H^++S^{2-}\rightarrow H_2S\uparrow\)

+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là OH-.

PT: \(H^++OH^-\rightarrow H_2O\)

_ Nhỏ một lượng mẫu thử nhóm (2) vào ống nghiệm chứa dd BaCl2.

+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là SO42-.

PT: \(Ba^{2+}+SO_4^{2-}\rightarrow BaSO_{4\downarrow}\)

+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là Cl- và NO3-. (3)

_ Nhỏ một lượng mẫu thử nhóm (3) vào ống nghiệm chứa dd AgNO3.

+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là Cl-.

PT: \(Ag^++Cl^-\rightarrow AgCl_{\downarrow}\)

+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là NO3-

_ Dán nhãn vào từng mẫu thử tương ứng.

Bài 2: Làm tương tự như phần c bài 1.

Bạn tham khảo nhé!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Quyết Thắng Đỗ
Xem chi tiết
dodo2003
Xem chi tiết
Ngọc Mai Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thiện
Xem chi tiết
Trần Lê Trúc Quỳnh
Xem chi tiết
B TV
Xem chi tiết
trần trang
Xem chi tiết
SÁT THIÊN TRẦN
Xem chi tiết
Nguyễn Phát
Xem chi tiết