Bài 1: Một quả dừa có khối lượng 3kg rơi từ độ cao 8 m xuống đất. Hỏi lực nào đã thực hiện công cơ học và công thực hiện là bao nhiêu?
Bài 2: Một ô tô chuyển động đều trên đường nằm ngang với tốc độ 12 m/s. Lực kéo của động cơ tác dụng lên xe có độ lớn không đổi là 2000N. Tính công thực hiện của động cơ trong 2 phút.
Bài 3: Một con ngựa kéo một chiếc xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút con ngựa thực hiện công là 360 kJ. Tính tốc độ của xe.
Bài 4: Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo 3600N. Trong 30 giây, ô tô đi quãng đường 540m. Tính tốc độ của ô tô và công của lực kéo.
Bài 5: Một vật có khối lượng 8kg rơi từ độ cao 3m xuống đất. Lực nào đã thực hiện công? Tính công của lực trong trường hợp này?
Bài 6: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F = 8400N. Tính công của lực kéo khi các toa xe chuyển động được quãng đường dài 12km.
Bài 7: Người ta kéo vật có khối lượng 35kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 8m, và độ cao 0,75m. Lực cản do ma sát trên đường là 20 N. Tính công của người kéo ( coi vật chuyển động đều)
Bài 8: Để đưa một vật có trọng lượng 420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, người ta phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8 m.
Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên. Bỏ qua ma sát.
Tính công nâng vật lên
Bài 9: Một người công nhân dùng hệ thống gồm ròng rọc động và ròng rọc cố định để kéo vật có trọng lượng 200N lên cao 5 m. Bỏ qua ma sát.
Ròng rọc cố định trong hệ thống này có giúp ta được lợi về lực không? Nếu có, được lợi bao nhiêu lần về lực? Nếu không, ròng rọc đó có tác dụng gì?
Tìm giá trị của lực kéo F và quãng đường đầu dây kéo phải di chuyển.
Bài 10: Một người dùng ròng rọc động đưa một túi hàng lên tầng 2 của một căn nhà, biết rằng đoạn dây người này phải kéo là 14m. Lực kéo tác dụng vào đầu dây là 180N. Bỏ qua ma sát và khối lượng ròng rọc. Tính:
Độ cao đưa vật lên.
Khối lượng túi hàng.
Công mà người này thực hiện.
Bài 11: Băng tải là 1 ứng dụng của mặt phẳng nghiêng. Một vật có khối lượng 15 kg đặt trên băng tải có độ dài là 10,5 m và chiều cao là 3,5m.
Tính công để kéo vật lên.
Tính độ lớn của lực kéo đó.
Băng tải nâng vật lên trong một thời gian là 30 giây. Tính công suất lực kéo của băng tải.
Bài 12: Một ô tô chuyển động đều với lực kéo của động cơ tác dụng lên xe có độ lớn là 5000 N. Sau 30 giây ô tô đi được quãng đường 450m. Tính công và công suất của động cơ. Cho biết ý nghĩa số công suất vừa tìm được.
Bài 13: Một ròng rọc có công suất 5 kW kéo một thùng gỗ có trọng lượng 800N lên độ cao 100 m. Tính công của ròng rọc và thời gian ròng rọc kéo khúc gỗ lên độ cao trên.
Bài 14: Một người công nhân trong thời gian 1,5h đã khuân vác được 54 thùng hàng từ xe vào nhà kho. Biết rằng để khuân vác 1 thùng hàng thì người công nhân phải thực hiện công là 3200 J.
Tính công mà người công nhân này phải thực hiện.
Tính công suất của người công nhân.
Bài 15: Một cái máy hoạt động với công suất 1,5 kW nâng vật lên cao 12 m trong 1 phút. Tính công thực hiện và khối lượng của vật.
bài 3
giải
đổi 360KJ=360000J 5ph=300s
quãng đường mà con ngựa đi được là
\(S=\frac{A}{t}=\frac{360000}{300}=1200\left(m\right)\)
vận tốc của con ngựa là
\(V=\frac{S}{t}=\frac{1200}{300}=4\left(m/s\right)\)
bài 1
giải
vì quả rừa rơi từ trên cao xuống lên lần này trọng lực đã thực hiện công cơ học
công của trọng lực là
\(A=F.S=P.h=\left(3.10\right).8=240\left(J\right)\)
bài 2
giải
đổi 2phút=120s
quãng đường mà ô tô đi được là
S=V.t=12.120=1440(m)
công thực hiện của động cơ là
A=F.S=2000.1440=2880000(J)
B1:
Trọng lực đã thực hiện công cơ học
trọng lượng của quả dừa là : P = 10m = 10 * 3 = 30 (N)
công thực hiện là : A = P . h = 30 . 8 = 240 (J)
tốc độ của ô tô : v = s : t = 540 : 30 = 18 (m/s)
công của lực keo : A = F . s = 3600 . 540 = 1944000 (J)
bài vừa rồi là B4 nha , mình quên viết
bài 5
giải
vì vật rơi từ trên cao xuống lên lần này trọng lực đã thực hiện công
công của trọng lực lúc này là
\(A=F.S=P.h=\cdot8.10.3=240\left(J\right)\)
vậy...
bài 6
giải
công của lực kéo các toa xe là (12km=12000m)
\(A=F.S=8400.12000=100800000\left(J\right)\)
vậy.....
bài 7
giải
công để nâng vật lên thẳng là
\(Ai=10.m.h=10.35.0,75=262,5\left(J\right)\)
công để thắng lực ma sát là
\(Ams=Fms.S=20.8=160\left(J\right)\)
Theo định luật về công thì tổng công để kéo vật lên thẳng (công có ích) và công để thắng lực ma sát bằng công để kéo vật lên mặt phẳng nghiêng (công toàn phần).
\(Ai+Ams=Atp\)
\(\Rightarrow Atp=262,5+160=422,5\left(J\right)\)
bài 8
giải
a) vì đây là dùng ròng rọc động lên lực kéo sẽ là
\(F=\frac{P}{2}=\frac{420}{2}=210\left(N\right)\)
Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực, vậy phải thiệt hai lần về đường đi (theo định luật công) nghĩa là muốn nâng vật lên độ cao h thì phải kéo đầu dây đi một đoạn l = 2h.
l = 2 h = 8 m -> h = 8 : 2 = 4 m
b) công nâng vật lên là
\(A=F.l=210.8=1680\left(J\right)\)
giúp mik vs mai mik phai nộp r