Văn bản ngữ văn 7

Khánhh

*Bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi bên dưới văn bản

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em, mà minh chứng cụ thể đầu tiên là hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Nói cách khác, thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ chính ý thức kém của một bộ phận người dân. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn ở các bãi biển tự nhiên. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Bạn có biết rằng Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương hàng năm lên đến 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines.

(Nguồn internet)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: Tìm trạng ngữ trong câu “Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm

trọng và thờ ơ của người dân”.

Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 4: Theo tác giả, nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng ô nhiễm của Việt Nam là gì?

*Bài 2: Đồng bằng sông Cửu Long

Thôn nữ dậy thì căng lần áo bà ba

Vít cong ngọn sào giữa dòng hương hoa trái

Như những miệt cù lao phì nhiêu bờ bãi…

 

Tôi hồi hộp trước đồng bằng nhân hậu

Bàn chân quen vẫn lắm bước vụng về

Chẳng dốc đèo sao nhiều phen trượt ngã

Giữa khói đốt đồng mướt ánh trăng khuya? (Đồng bằng sông Cửu Long, Thai Sắc, NXB HCM)

Câu 1. Vẻ đẹp trù phú, xanh tươi của Đồng bằng sông Cửu Long được tác giả gợi tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 2. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Đỗ Tuệ Lâm
27 tháng 7 2022 lúc 20:37

Bài 1:

Câu 1: PTBĐ chính là thuyết minh

Câu 2:

Trạng ngữ: Đầu tiên.

Câu 3:

Nội dung chính:

+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

+ Thống kê số liệu về ô nhiễm ở Việt, đưa ra các thông tin báo động đỏ về ô nhiễm môi trường.

Câu 4:

Nguyên nhân chính là: sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em bảo vệ môi trường và ý thức kém của một bộ phận người dân. 

Bài 2:

Câu 1:

Qua những từ ngữ, hình ảnh: dòng hương hoa trái, miệt cù lao phì nhiêu bờ bãi.

Câu 2:

BPTT: nhân hóa 

(Thôn nữ dậy thì căng lần áo bà ba/ Tôi hồi hộp trước đồng bằng nhân hậu)

BPTT: so sánh 

(Vít cong ngọn sào giữa dòng hương hoa trái

Như những miệt cù lao phì nhiêu bờ bãi…)

--> Hiệu quả nghệ thuật của 2 biện pháp tu từ là: tô đậm vẻ đẹp của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long trù phú, xanh tươi; con người nhân hậu, thật thà, chất phác, nghĩa tình.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ice Tea
Xem chi tiết
qwerty
Xem chi tiết
Trúc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết
Nơi Này Có Em
Xem chi tiết
Sơn Lê
Xem chi tiết
Trang Seet
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Lê Anh Dũng
Xem chi tiết
THCS Quảng Minh Việt Yên
Xem chi tiết