Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ không gì thay
thế được việc đọc sách. Cuốn sách tốt là những người bạn giúp ta học tập, rèn luyệnhàng ngày. Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc,bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi rừng núi cho đến vũ trụ bao la. Sách đưata vào những thế giới cực lớn, như thiên hà hoặc cực nhỏ, như thế giới các hạt vậtchất. Sách đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắpcánh cho ta tưởng tưởng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu sắc hơn hiện tại. Sách văn họcđưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thông cảm vớinhững cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách đem lạicho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rội, bươn chải. Sách làmcho ta hưởng vẻ đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh. Sách làbáu vật không thể thiếu được đối với mọi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trântrọng, nâng niu những cuốn sách quý.
(Theo SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 23, NXB Giáo dục)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
2. Em hiểu như thế nào về câu nói: Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển chotâm hồn, trí tuệ không gì thay thế được việc đọc sách ?
3. Xác định câu rút gọn có trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của nó?
4. Theo em vì sao tác giả cho rằng: Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niunhững cuốn sách quý. Hãy viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu trình bày suy nghĩ của emvề ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ).
Bài 2:
Có người nói: Điều vinh quang nhất của con người không phải ở chỗ không bao
giờ vấp ngã, mà chính là vươn lên từ những lần vấp ngã ấy.
Câu nói trên gợi cho em liên tưởng đến câu tục ngữ nào mà em đã được học. Hãytrình bày ý kiến của em về ý nghĩa của câu tục ngữ ấy.
Câu 2 :
I, Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề: câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công"
B. Thân bài
1. Giải thích
- Thành công là gì?
- Thất bại là gì?
- Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta thông điệp gì?
2. Chứng minh
- Nhà bác học Ê đi sơn: nhiều lần thất bại trong việc sáng chế đèn điện nhưng vẫn kiên cường, cố gắng và đã thành công.
3. Bình luận
- Sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.
- Thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi.
4. Liên hệ
- Không sợ vấp ngã.
- Không bị "sóng cả" mà ngã tay chèo.
C. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ
II, Bài văn tham khảo
Điều vinh quang nhất của con người không phải ở chỗ không bao giờ vấp ngã mà chính là vươn lên từ những lần vấp ngã ấy. Điều này đã gợi nhắc cho em đến câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công".
Thành công là gì? Đó là mục tiêu chúng ta đạt được mà trước đó đã đặt ra trong cuộc sống của mình. Bạn mong muốn năm nay bạn sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi, cuối năm bạn đã được điều đó. Vậy là bạn thành công rồi đấy! Ngược lại, thất bại là khi chúng ta không đạt được mục đích đã đề ra
Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: thất bại là nhân tố tạo ra thành công.
Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước. Những bậc vĩ nhân cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá... "bê bết!"... Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.
Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công. Bà Tống Khánh Linh sau khi sang Mĩ du học, trong kì thi vấn đáp đầu tiên bà bị những người bạn ngoại quốc mỉa mai: "Trung Quốc là một bãi rác, một bãi rác lớn". Kì thi đó bà thất bại. Nhưng Tống Khánh Linh đã không ngừng học tập và ở kì thi sau và đỗ với số điểm rất cao. Tương tự như vậy, trong thực tế, có những học sinh học kém vì lòng tự trọng, quyết không thua kém bạn bè đã cần cù học hỏi và trở thành những học sinh giỏi, vượt xa nhiều bạn cùng lớp.
Con đường học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: không giải được bài toán, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt danh hiệu học sinh giỏi... Nhưng khi thấu hiểu tư tưởng câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" chúng em sẽ nỗ lực để vượt qua những thất bại tạm thời để nỗ lực hơn vì những thành công lớn ở phía trước.