a) Xét ΔABI và ΔACI có
AB=AC(ΔABC cân tại A)
AI chung
BI=CI(I là trung điểm của BC)
Do đó: ΔABI=ΔACI(c-c-c)
nên \(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\)(hai góc tương ứng)
mà tia AI nằm giữa hai tia AB,AC
nên AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)
b) Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)
nên A nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)
Ta có: IB=IC(I là trung điểm của BC)
nên I nằm trên đường trung trực của BC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)
Từ (1) và (2) suy ra AI là đường trung trực của BC
hay AI\(\perp\)BC(đpcm)
c) Xét ΔIHB vuông tại H và ΔIKC vuông tại K có
IB=IC(I là trung điểm của BC)
\(\widehat{HBI}=\widehat{KCI}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)
Do đó: ΔIHB=ΔIKC(cạnh huyền-góc nhọn)
nên IH=IK(hai cạnh tương ứng)
d) Xét ΔABI vuông tại I và ΔDCI vuông tại I có
IB=IC(I là trung điểm của BC)
IA=ID(gt)
Do đó: ΔABI=ΔDCI(hai cạnh góc vuông)
nên \(\widehat{ABI}=\widehat{DCI}\)(hai góc tương ứng)
mà \(\widehat{ABI}\) và \(\widehat{DCI}\) là hai góc ở vị trí so le trong
nên AB//CD(Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)