Bài 1: Cho Magie phản ứng vừa đủ với 350ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc)
a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra và tính khối lượng Magie phản ứng
b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng
c) Cho toàn bộ lượng khí sinh ra tác dụng hết với 42gam CuO nung nóng. Tính khối lượng chất rắn sau phản ứng.
Bài 2: Hòa tan 31,8 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và CaCO3 bằng dd HCl vừa đủ dd A và 7,84 lit CO2 (đktc)
a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra?
b) Tính thành phần trăm về khối lượng các chất trong X?
c) Tính thể tích dd HCl 2M cần dùng?
Bài 3: Hòa tan 20 gam hỗn hợp Ag và Zn bằng dd H2SO4 35% thu được 2,24 lít Hiđro (đktc)
a) Viết PTHH và tính phần trăm về khối lượng các kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính khối lượng HCl đã dùng
Bài 4: Cho 15,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Ag tác dụng hết với dd HCl (lấy dư). Sau phản ứng còn lại 10,9 gam chất rắn không tan
a) Tính khối Mg, Ag và thành phần % của chúng trong hỗn hợp ban đầu
b) Tính thể tích khí thoát ra (đktc)
c) Để trung hòa hết lượng axit dư gần 200g dd NaOH 10%. Hỏi thề tích dd HCl 0,8M ban đầu là bao nhiêu?
Bài 5: Biết 5g hỗn hợp 2 muối là CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 200ml dd HCl, sinh ra 448ml khí ( đktc)
a) Viết PTHH xảy ra.
b) Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng
c) Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 5: Ta thấy CaSO4 không tác dụng với dung dịch HCl và CaCO3 tác dụng với HCl tạo ra khí là CO2
=> nCo2= 0,02 mol
pt: CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O
vạy:0,02 <------0,04<---0,02<----0,02 (mol)
=> mCaCO3=n.M=0,02.100=2(g)
=> mCaSO4=mhh -mCaCO3=5-2=3 (g)
=> CM HCl=n/V=0,04/0,2=0,2(M)
c) \(\%CaSO_4=\dfrac{m_{CaSO4}.100\%}{m_{hh}}=\dfrac{3.100}{5}=60\left(\%\right)\Rightarrow\%CaCO_3=100\%-60\%=40\%\)
Bài 1:
PT: Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2
khí đó là H2
=> nH2=V/22,4=0,3 (mol)
Từ pt tên : nH2=nMg=0,3 (mol)
=> mMg=n.M=0,3.24=7,2 (g)
b) từ phường trình:
nHCl=2.nH2=2.0,3=0,6 (mol)
=> CM HCl= n/V=0,6/0,35=1,714(M)
c) nCuO= m/M=42/80=0,525(mol)
pt: CuO+ H2 -> Cu + H2O
vậy:0,3<-0,3->0,3 (mol)
chất dư là CuO
nCuO dư=0,525-0,3=0,225(mol)
Chất rắn sau phản ứng gồm Cu ( 0,3 mol) và CuO dư(0,225 mol)
=> mrắn= mCu + mCuO dư= 0,3.64 + 0,225.80=37,2 (g)