Bài 1: Cho 3,6g hỗn hợp MgO và Fe2O3 tác dụng đủ với dd HCl 0,5 M .Cô cạn dd thu được 7,45 chất rắn.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra. Tính % klg mỗi oxit trong hỗn hợp đầu.
b. Tính V dd axit cần dùng.
Bài 2: Cho 15,3g BaO vào nước để tạo thành 200ml ddA
a. Tính nồng độ mol của ddA
b. Cho 300ml dd HCl 1M vào ddA, sau phản ứng cho quỳ tím vào thì quỳ tím sẽ biến đổi màu ntn? Tính nồng độ mol của các chất trong dd thu được.
Bài 3: Hòa tan 1 lượng bột Sắt vào m gam dd axit HCl 3,56% vừa đủ phản ứng thu được 3,36l khí ở đktc. Tính giá trị của m và nồng độ % dd muối tạo thành.
Bài 4: Cho 4,8g Mg tác dụng với 200ml dd axit H2SO4 2M
a. Viết phương trình hóa học xảy ra. Tính V khí H2 thoát ra ở đktc.
b. Tính nồng độ mol của các chất trong dd sau phản ứng. Biết V dd thay đổi không đáng kể.
Gọi nMgO = x (mol); nFe2O3= y(mol)
PTHH:
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O (1)
x.........2x..............x........(mol)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O (2)
y..........6y.............2y...........(mol)
Theo bài có:
mhh = mMgO + mFe2O3
=> 40x + 160y = 3,6 (*)
Lại có:
nMgCl2 = nMgO = x (mol) ; nFeCl3 = 2nFe2O3 = 2y (mol)
=> m(cr) = m MgCl2 + m FeCl3
=> 95x + 325y = 7,45 (**)
Từ (*)(**)ta có hpt:
\(\left\{{}\begin{matrix}\text{40x+ 160y = 3,6}\\\text{95x+ 325y= 7,45}\end{matrix}\right.\)
Giải hệ được => x = 0,01(mol) ; y=0,02 (mol)
⇒ mMgO= 0,01. 40= 0,4( g)
mFe2O3= 3,6- 0,4= 3,2( g)
Theo (1) và(2)⇒⇒ nHCl= 2x+ 6y= 0,01.2+ 0,02.6= 0,14( mol)
⇒ VHCl= \(\frac{0,14}{0,5}\)= 0,28( l)
Vậy....
Bài 1:
a) MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O (1)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)
Gọi x,y lần lượt là số mol của MgO và Fe2O3
Ta có: \(40x+160y=3,6\) (*)
Theo pt1: \(n_{MgCl_2}=n_{MgO}=x\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{MgCl_2}=95x\left(g\right)\)
Theo pT2: \(n_{FeCl_3}=2n_{Fe_2O_3}=2y\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{FeCl_3}=2y\times162,5=325y\left(g\right)\)
Ta có: \(95x+254y=7,45\) (**)
Từ (*)(**) ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}40x+160y=3,6\\95x+325y=7,45\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,01\\y=0,02\end{matrix}\right.\)
Vậy \(n_{MgO}=0,01\left(mol\right)\Rightarrow m_{MgO}=0,01\times40=0,4\left(g\right)\)
\(n_{Fe_2O_3}=0,02\left(mol\right)\Rightarrow m_{Fe_2O_3}=0,02\times160=3,2\left(g\right)\)
\(\%m_{MgO}=\frac{0,4}{3,6}\times100\%=11,11\%\)
\(\%m_{Fe_2O_3}=\frac{3,2}{3,6}\times100\%=88,89\%\)
b) Theo pT1: \(n_{HCl}=2n_{MgO}=2\times0,01=0,02\left(mol\right)\)
Theo PT2: \(n_{HCl}=6n_{Fe_2O_3}=6\times0,02=0,12\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\Sigma n_{HCl}=0,02+0,12=0,14\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{ddHCl}=\frac{0,14}{0,5}=0,28\left(l\right)\)
Bài 2: Cho 15,3g BaO vào nước để tạo thành 200ml ddA
a. Tính nồng độ mol của ddA
b. Cho 300ml dd HCl 1M vào ddA, sau phản ứng cho quỳ tím vào thì quỳ tím sẽ biến đổi màu ntn? Tính nồng độ mol của các chất trong dd thu được.
Giải:
a) Đổi 200ml = 0,2 (l)
PTHH: BaO + H2O -> Ba(OH)2 (1)
............0,1..................0,1.....(mol)
Theo bài:
nBaO = \(\frac{15,3}{153}\) = 0,1 (mol)
=> nBa(OH)2 = nBaO = 0,1 mol
Theo pthh (1) và bài ta có:
CM(Ba(OH)2) = \(\frac{0,1}{0,2}\)= 0,5 (M)
b) Ta có: nBa(OH)2 = 0,1 (mol)
nHCl = 0,3 . 1 = 0,3 (mol)
PTHH. 2HCl + Ba(OH)2 -> BaCl2 + 2H2O (2)
Theo pthh ta có:
nHCl (pt) = 2 (mol) ; nBa(OH)2 (pt) = 1 (mol)
Ta có tỉ lệ:
\(\frac{nHCl_{bđ}}{nHCl_{pt}}=\frac{0,3}{2}=0,15\) > \(\frac{nBa\left(OH\right)2_{bđ}}{nBa\left(OH\right)2_{pt}}=\frac{0,1}{1}=0,1\)
=> Sau pư HCl dư , Ba(OH)2 tg pư hết
=> Quỳ tím sẽ chuyển màu đỏ
Các chất trong dd là : HCl dư và BaCl2
*Tới đây thì bạn tự làm tiếp nha :))
Chỉ cần tìm nHCl dư và n BaCl2 sau đó đi tính CM của 2 chất này là được :))
Bài 2:
BaO + H2O → Ba(OH)2 (1)
\(n_{BaO}=\frac{15,3}{153}=0,1\left(mol\right)\)
a) Theo pT1: \(n_{Ba\left(OH\right)_2}=n_{BaO}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow C_{M_{Ba\left(OH\right)_2}}=\frac{0,1}{0,2}=0,5\left(M\right)\)
b) 2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O (2)
\(n_{HCl}=0,3\times1=0,3\left(mol\right)\)
Theo pT2: \(n_{HCl}=2n_{Ba\left(OH\right)_2}\)
Theo bài: \(n_{HCl}=3n_{Ba\left(OH\right)_2}\)
Vì \(3>2\) ⇒ HCl dư
Khi nhúng quỳ tím vào dd sau pứ quỳ tím chuyển đỏ
DD sau pứ: HCl dư và BaCl2
\(V_{dd}saupư=300+200=500\left(ml\right)=0,5\left(l\right)\)
Theo Pt2: \(n_{HCl}pư=2n_{Ba\left(OH\right)_2}=2\times0,1=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{HCl}dư=0,3-0,2=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow C_{M_{HCl}}dư=\frac{0,1}{0,5}=0,2\left(M\right)\)
Theo pT2: \(n_{BaCl_2}=n_{Ba\left(OH\right)_2}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow C_{M_{BaCl_2}}=\frac{0,1}{0,5}=0,2\left(M\right)\)
Bài 3:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
\(n_{H_2}=\frac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
Theo pT: \(n_{HCl}=2n_{H_2}=2\times0,15=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{HCl}=0,3\times36,5=10,95\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m=m_{ddHCl}=\frac{10,95}{3,56\%}=307,58\left(g\right)\)
Theo pT: \(n_{Fe}=n_{H_2}=0,15\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Fe}=0,15\times56=8,4\left(g\right)\)
\(m_{H_2}=0,15\times2=0,3\left(g\right)\)
Ta có: \(m_{dd}saupư=8,4+307,58-0,3=315,68\left(g\right)\)
theo Pt: \(n_{FeCl_2}=n_{Fe}=0,15\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{FeCl_2}=0,15\times127=19,05\left(g\right)\)
\(\Rightarrow C\%_{FeCl_2}=\frac{19,05}{315,68}\times100\%=6,03\%\)
Bài 1:
a) MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O (1)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)
Gọi x,y lần lượt là số mol của MgO và Fe2O3
Ta có: \(40x+160y=3,6\) (*)
Theo pt1: \(n_{MgCl_2}=n_{MgO}=x\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{MgCl_2}=95x\left(g\right)\)
Theo pT2: \(n_{FeCl_3}=2n_{Fe_2O_3}=2y\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{FeCl_3}=2y\times162,5=325y\left(g\right)\)
Ta có: \(95x+254y=7,45\) (**)
Từ (*)(**) ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}40x+160y=3,6\\95x+325y=7,45\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,01\\y=0,02\end{matrix}\right.\)
Vậy \(n_{MgO}=0,01\left(mol\right)\Rightarrow m_{MgO}=0,01\times40=0,4\left(g\right)\)
\(n_{Fe_2O_3}=0,02\left(mol\right)\Rightarrow m_{Fe_2O_3}=0,02\times160=3,2\left(g\right)\)
\(\%m_{MgO}=\frac{0,4}{3,6}\times100\%=11,11\%\)
\(\%m_{Fe_2O_3}=\frac{3,2}{3,6}\times100\%=88,89\%\)
b) Theo pT1: \(n_{HCl}=2n_{MgO}=2\times0,01=0,02\left(mol\right)\)
Theo PT2: \(n_{HCl}=6n_{Fe_2O_3}=6\times0,02=0,12\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\Sigma n_{HCl}=0,02+0,12=0,14\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{ddHCl}=\frac{0,14}{0,5}=0,28\left(l\right)\)
Bài 4:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
a) \(n_{Mg}=\frac{4,8}{24}=0,2\left(mol\right)\)
\(n_{H_2SO_4}=0,2\times2=0,4\left(mol\right)\)
Theo Pt: \(n_{Mg}=n_{H_2SO_4}\)
Theo bài: \(n_{Mg}=\frac{1}{2}n_{H_2SO_4}\)
Vì \(\frac{1}{2}< 1\) ⇒ H2SO4 dư
Theo Pt: \(n_{H_2}=n_{Mg}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{H_2}=0,2\times22,4=4,48\left(l\right)\)
b) Theo PT: \(n_{H_2SO_4}pư=n_{Mg}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{H_2SO_4}dư=0,4-0,2=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow C_{M_{H_2SO_4}}dư=\frac{0,2}{0,2}=1\left(M\right)\)
Theo pT: \(n_{MgSO_4}=n_{Mg}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow C_{M_{MgSO_4}}=\frac{0,2}{0,2}=1\left(M\right)\)