Hướng dẫn soạn bài Câu đặc biệt

bê trần

b) dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học , hãy xác định trạng ngữ và nội dung thông tin mà trạng ngữ bổ xung cho câu trong đoạn trích sau :

dưới bóng tre xanh,đã từ lâu đời,người dân cày Việt Nam dựng nhà,dựng cửa,vỡ ruộng,khai hoang.tre ăn ở với người,đời đời,kiếp kiếp.{...}

tre với người như thế đã mấy nghìn năm. một thế kỉ "văn minh","khai hoá" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc

c) ở mỗi câu có trạng ngữ, em có thể chuyển trạng ngữ sang những vị trí nào trong câu ?

Trần Ngọc Định
5 tháng 2 2017 lúc 11:18

b) dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học , hãy xác định trạng ngữ và nội dung thông tin mà trạng ngữ bổ xung cho câu trong đoạn trích sau :

dưới bóng tre xanh,đã từ lâu đời,người dân cày Việt Nam dựng nhà,dựng cửa,vỡ ruộng,khai hoang.tre ăn ở với người,đời đời,kiếp kiếp.{...}

tre với người như thế đã mấy nghìn năm. một thế kỉ "văn minh","khai hoá" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc

Xác định trạng ngữ:

- Dưới bóng tre xanh

- đã từ lâu đời

- đời đời, kiếp kiếp

- từ nghìn đời nay.

Trạng ngữ bổ sung nội dung cho câu:

- Dưới bóng tre xanh xác định địa điểm.

- đã từ lâu đời xác định thời gian.

- đời đời kiếp kiếp xác định thời gian.

- từ nghìn đời nay xác định thời gian.

c) ở mỗi câu có trạng ngữ, em có thể chuyển trạng ngữ sang những vị trí nào trong câu ?

Vị trí của trạng ngữ:

- Câu (1): Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.

Các trạng ngữ có thể chuyển sang:

• giữa câu: Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

• cuối câu: Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.

- Câu (2): Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.

Các trạng ngữ có thể chuyển sang:

• đầu cầu: Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.

• giữa câu: Tre, đời dời, kiếp kiếp, ăn ở với người.

- Câu (3): Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc, trạng ngữ có thể chuyển sang:

• đầu câu: Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc. • cuối câu: cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc, từ nghìn đời nay.
Chúc bn hc tốt :)

Bình luận (16)
Louise Francoise
27 tháng 1 2018 lúc 21:07

Tuy đã muộn nhưng cho mình bổ sung thêm trạng ngữ này nhé:

- "đã mấy nghìn năm" (Tre với người như thế đã mấy nghìn năm)

Trạng ngữ có thể đứng ở:

+) Đầu câu : Đã mấy nghìn năm tre với người như thế.

+) Giữa câu : Tre đã mấy nghìn năm với người như thế.

(Có gì sai sót cứ nóihihi)

~ Yorin ~

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
lê trần trung kiệt
Xem chi tiết
Đặng Trọng Bảo Thi
Xem chi tiết
Trang Hoang
Xem chi tiết
lê trần trung kiệt
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Đào
Xem chi tiết
 Twilight Sparkle
Xem chi tiết
TÔI KHÔNG BIẾT
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Thanh thảo
Xem chi tiết