Bài 5. Các nước Đông Nam Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Oanh

ASEAN có vai trò như thế nào đối với khu vực và trên thế giới

minh nguyet
7 tháng 11 2018 lúc 15:42

ASEAN hy vọng vai trò lớn hơn qua G20

ASEAN đang đối diện một năm 2009 đầy thách thức
Hôm 31.3, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB công bố bản phúc trình về châu Á năm 2009.

Phúc trình chỉ ra rằng Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng nặng vì suy thoái kinh tế ở các quốc gia phương Tây, và rằng tương lai vẫn mờ mịt cho vùng.

Tăng trưởng kinh tế của cả ASEAN được dự báo giảm 0.7%, và với những nước phụ thuộc vào xuất khẩu như Malaysia, Singapore và Thái Lan, họ có thể chịu tăng trưởng âm.

Khác với khủng hoảng tài chính châu Á 10 năm trước, khủng hoảng hiện nay không bắt rễ từ cơ cấu kinh tế nội tại của Đông Nam Á. Các nước này giờ trả giá cho các vấn đề kinh tế ở phương Tây.

Trong khi Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi "người Mỹ mua sản phẩm Mỹ", ASEAN cảm thấy lo ngại và dễ bị tổn thương hơn.

Tại hội nghị ASEAN đầu tháng Ba, 10 nước đã đạt thỏa thuận hối thúc cộng đồng quốc tế tránh rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa bảo hộ, và họ cũng hy vọng ASEAN có thể có tiếng nói lớn hơn trong hệ thống tài chính quốc tế.

Abhisit Vejjajiva, Thủ tướng Thái Lan, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN, sẽ dự hội nghị G20 ở London, đại diện cho các thành viên của ASEAN.

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói lời mời của G20 chứng tỏ sự quan tâm cho ASEAN. Nó cũng có nghĩa ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trên trường quốc tế.

Vai trò Trung Quốc

Nhiều người cũng nhận xét quốc tế để ý hơn tới vai trò Trung Quốc tại hội nghị, và các nước đang phát triển hy vọng Trung Quốc sẽ dẫn dắt thế giới ra khỏi cơn suy thoái.

Nhà bình luận chính trị từ Singapore, Du Ping, tin rằng Trung Quốc vẫn thường chung vai với các nước đang phát triển trong thương lượng với phương Tây. Ông nghĩ tại G20, Trung Quốc sẽ đứng cạnh ASEAN để đòi hỏi phương Tây.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm trước, Indonesia đã vay tiền của IMF và bị buộc mở cửa thị trường, dẫn tới nền kinh tế bị tấn công. Ký ức về "phương thuốc vũ lực" của các định chế Tây phương hiện vẫn còn phủ bóng ở Indonesia.

Nếu hội nghị này kết thúc mà không đem lại thành quả, nếu các quốc gia Tây phương bỏ ngỏ cho xu hướng bảo hộ vì quyền lợi riêng tư, thì các nước ASEAN sẽ càng thêm nghi ngờ phương Tây.

Vì thế hội nghị London lần này có thể cung cấp cơ hội để Trung Quốc gần gũi hơn với ASEAN, để rồi dần dần, Trung Quốc có thể thay thế Mỹ trong việc có ảnh hưởng lớn hơn lên khu vực.

Satoshi
7 tháng 11 2018 lúc 19:36

ASEAN hy vọng vai trò lớn hơn qua G20

ASEAN đang đối diện một năm 2009 đầy thách thức
Hôm 31.3, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB công bố bản phúc trình về châu Á năm 2009.

Phúc trình chỉ ra rằng Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng nặng vì suy thoái kinh tế ở các quốc gia phương Tây, và rằng tương lai vẫn mờ mịt cho vùng.

Tăng trưởng kinh tế của cả ASEAN được dự báo giảm 0.7%, và với những nước phụ thuộc vào xuất khẩu như Malaysia, Singapore và Thái Lan, họ có thể chịu tăng trưởng âm.

Khác với khủng hoảng tài chính châu Á 10 năm trước, khủng hoảng hiện nay không bắt rễ từ cơ cấu kinh tế nội tại của Đông Nam Á. Các nước này giờ trả giá cho các vấn đề kinh tế ở phương Tây.

Trong khi Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi "người Mỹ mua sản phẩm Mỹ", ASEAN cảm thấy lo ngại và dễ bị tổn thương hơn.

Tại hội nghị ASEAN đầu tháng Ba, 10 nước đã đạt thỏa thuận hối thúc cộng đồng quốc tế tránh rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa bảo hộ, và họ cũng hy vọng ASEAN có thể có tiếng nói lớn hơn trong hệ thống tài chính quốc tế.

Abhisit Vejjajiva, Thủ tướng Thái Lan, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN, sẽ dự hội nghị G20 ở London, đại diện cho các thành viên của ASEAN.

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói lời mời của G20 chứng tỏ sự quan tâm cho ASEAN. Nó cũng có nghĩa ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trên trường quốc tế.

Vai trò Trung Quốc

Nhiều người cũng nhận xét quốc tế để ý hơn tới vai trò Trung Quốc tại hội nghị, và các nước đang phát triển hy vọng Trung Quốc sẽ dẫn dắt thế giới ra khỏi cơn suy thoái.

Nhà bình luận chính trị từ Singapore, Du Ping, tin rằng Trung Quốc vẫn thường chung vai với các nước đang phát triển trong thương lượng với phương Tây. Ông nghĩ tại G20, Trung Quốc sẽ đứng cạnh ASEAN để đòi hỏi phương Tây.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm trước, Indonesia đã vay tiền của IMF và bị buộc mở cửa thị trường, dẫn tới nền kinh tế bị tấn công. Ký ức về "phương thuốc vũ lực" của các định chế Tây phương hiện vẫn còn phủ bóng ở Indonesia.

Nếu hội nghị này kết thúc mà không đem lại thành quả, nếu các quốc gia Tây phương bỏ ngỏ cho xu hướng bảo hộ vì quyền lợi riêng tư, thì các nước ASEAN sẽ càng thêm nghi ngờ phương Tây.

Vì thế hội nghị London lần này có thể cung cấp cơ hội để Trung Quốc gần gũi hơn với ASEAN, để rồi dần dần, Trung Quốc có thể thay thế Mỹ trong việc có ảnh hưởng lớn hơn lên khu vực.


Các câu hỏi tương tự
Gà Con
Xem chi tiết
Thịnh Nguyễn Tấn
Xem chi tiết
Lê Phương Thiên Thanh
Xem chi tiết
Trần Ngọc Hoài An
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Trịnh Nguyễn Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Huyền
Xem chi tiết
Vũ Huỳnh Pha Lê
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc anh
Xem chi tiết